Huyệt Ngoại Khâu: Vị trí, cách xác định, chủ trị, cách châm cứu

HUYỆT: Ngoại Khâu

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Huyệt ở mặt ngoài cẳng chân, chỗ có hình dạng giống gò đất, vì vậy gọi là Ngoại Khâu (Trung Y Cương Mục).

TÊN KHÁC

Ngoại Kheo, Ngoại Khưu.

XUẤT XỨ

Giáp Ất Kinh.

VỊ TRÍ

Trên mắt cá chân 7 thốn, phía sau huyệt Dương Giao (Đ 33), đo ngang ra 1 thốn, ở bờ sau xương mác, khe giữa cơ mác bên đùi và cơ dép.

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 36 của kinh Đởm.

• Huyệt Khích của kinh Đởm.

TÁC DỤNG

Sơ lợi Can Đởm, thanh nhiệt, giải độc.

CHỦ TRỊ

Trị cẳng chân đau, cơ bắp chân bị co rút, động kinh, bị chó cắn.

CHÂM CỨU

Châm thẳng 1 – 1,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là khe giữa các cơ mác bên dài và cơ dép, xương mác.

• Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ – da và dây thần kinh chầy sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.

PHỐI HỢP HUYỆT

Phối Bộc Tham (Bq 61) + Thương Khâu (Ty 5) trị khớp chân viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận