Huyệt Nghênh Hương: Vị trí, cách xác định, chủ trị, cách châm cứu

HUYỆT: Nghênh Hương

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Huyệt có tác dụng làm mũi được thông, đón nhận (nghênh) được mùi thơm (hương), vì vậy gọi là Nghênh Hương.

TÊN KHÁC

Nghinh Hương, Xung Dương.

XUẤT XỨ

Giáp Ất Kinh.

VỊ TRÍ

Điểm gặp nhau của đường ngang qua chân cách mũi và rãnh mũi – miệng.

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 20 của kinh Đại Trường.

• Huyệt hội của kinh Đại Trường và Vị.

• Huyệt bên phải thuộc đường kinh bên trái vì 2 đường kinh bắt chéo nhau qua nhân trung.

• Từ Nghênh Hương có mạch chạy đến góc mắt trong để gặp Túc Dương Minh Vị.

TÁC DỤNG

Thông tỵ khiếu, thanh khí hỏa, tán phong nhiệt.

CHỦ TRỊ

Trị các bệnh về mũi, mặt ngứa, mặt phù, liệt mặt (liệt dây thần kinh VII), giun chui ống mật.

CHÂM CỨU

Châm xiên hoặc luồn dưới da.

Trị giun chui ống mật: mũi kim hướng đến huyệt Tứ Bạch.

Bệnh ở mũi: mũi kim hướng đến huyệt Tỵ Thông.

GIẢI PHẪU

• Dưới huyệt là bờ ngoài cơ nâng cánh mũi và môi trên, bờ ngoài cơ nở cánh mũi, và cơ ngang mũi, bờ trong cơ gò má nhỏ và cơ nanh, bờ trên cơ vòng môi.

• Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh sọ não số VII. Da vùng huyệt chi phối bởi nhánh dưới hố mắt của dây thần kinh sọ não số V.

PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Hợp Cốc (Đtr 4) trị mặt sưng phù, mắt sưng ngứa (Châm Cứu Đại Thành).

2.Phối Hòa Liêu (Đtr 19) + Ngũ Xứ (Bq 5) + Thượng Tinh (Đc 23) trị mũi không ngửi thấy mùi (Châm Cứu Đại Thành).

3.Phối Thính Hội (Đ 2) trị tai ù (Tịch Hoằng Phú).

4.Phối Thượng Tinh (Đc 23) trị mũi nghẹt, không ngửi thấy mùi (Y Học Cương Mục).

5.Phối Ấn Đường + Hợp Cốc (Đtr 4) trị mũi viêm mạn (Châm Cứu Học Thượng Hải).

6.Châm Nghênh Hương (Đtr 20) xuyên Tứ Bạch (Vi 2) + Đởm Nang (huyệt) + Nhân Trung (Đc 26) + Trung Quản + Túc Tam Lý (Vi 36) trị giun chui ống mật (Châm Cứu Học Thượng Hải).

7.Châm Nghênh Hương (Đtr 20) xuyên Tỵ Thông + Hợp Cốc (Đtr 4) + Khúc Trì (Đtr 11) + Thượng Tinh (Đc 23) trị xoang mũi viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

8.Phối Hợp Cốc (Đtr 4) + Thủy Câu (Đc 26) trị môi trên sưng (Châm Cứu Huyệt Thủ Sách).

GHI CHÚ

• Cấm cứu (Thánh Huệ Phương). Cẩn thận khi cứu vì da mặt mỏng, dễ bị bỏng.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận