Huyệt Ngân Giao: Vị trí, cách xác định, chủ trị, cách châm cứu

HUYỆT: Ngân Giao

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

• Ngân = lợi răng (nướu răng). Giao = nối nhau.

• Huyệt ở tại lợi răng, là nơi nối mạch Nhâm và mạch Đốc, vì vậy, gọi là Ngân giao (Trung Y Cương Mục).

TÊN KHÁC

Cân Trung, Ngân Phùng, Ngân Phùng Cân Trung.

XUẤT XỨ

Thiên ‘Khí Phủ Luận’ (Tố Vấn 59).

VỊ TRÍ

Ở giữa kẽ môi trên và chân lợi, thẳng huyệt Đoài Đoan (Đc 27) vào, ở đầu trên nếp gần môi trên.

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 28 của mạch Đốc.

• Hội của mạch Đốc với mạch Nhâm và kinh Vị.

CHỦ TRỊ

Trị lợi răng sưng đau, chảy nước mũi, điên cuồng.

CHÂM CỨU

Châm kim xiên lên sâu 0,1 – 0,2 thốn, hoặc dùng kim tam lăng châm nặn ra ít máu. Không cứu.

GIẢI PHẪU

• Ở phía sau cơ vòng môi trên, trên nếp hãm môi trên, trước khe của các chân răng cửa.

• Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số VII. Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.

PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Đại Nghênh (Vi 5) + Ế Phong (Ttu 17) + Thượng Quan (Đ 3) trị miệng mím chặt không mở lên được (Thiên Kim Phương). Phối Phong Phủ (Đc 16) trị đầu gáy đau, cứng, không xoay trở được (Tư Sinh Kinh). 2. Phối Phong Phủ (Đc 16) trị đầu gáy đau, cứng, không xoay trở được (Tư Sinh Kinh).

GHI CHÚ

• Khi châm kim, nên dựa theo mặt xương hàm trên để tránh châm vào xương.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận