Huyệt Liệt Khuyết: Vị trí, cách xác định, chủ trị, cách châm cứu

HUYỆT: Liệt Khuyết

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

• Liệt = phân ra, tách ra. Khuyết = chỗ lõm, thiếu.

• Huyệt ở chỗ lõm trên mỏm xương quay, được coi như lỗ hổng (khuyết) của tay. Huyệt cũng là biệt Lạc của kinh Phế, chỗ này, có 1 nhánh tách ra (liệt), nối với kinh Đại Trường, vì vậy gọi là Liệt Khuyết (Trung Y Cương Mục).

TÊN KHÁC

Đồng Huyền, Uyển Lao.

XUẤT XỨ

Thiên ‘Kinh Mạch’ (Linh Khu 10).

VỊ TRÍ

Dưới đầu xương quay nối với thân xương, cách lằn chỉ ngang cổ tay 1,5 thốn. Hoặc chéo 2 ngón tay trỏ và ngón tay cái của 2 bàn tay với nhau, huyệt ở chỗ lõm ngay dưới đầu ngón tay trỏ.

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 7 của kinh Phế.

• 1 trong Lục Tổng Huyệt trị đau vùng đầu, gáy (Càn Khôn Sinh Ý).

• Huyệt Lạc, nơi phát xuất Lạc dọc, Lạc ngang.

• Một trong Bát Hội Huyệt (giao hội với Nhâm Mạch).

TÁC DỤNG

Tuyên Phế, khu phong, thông điều Nhâm Mạch.

CHỦ TRỊ

Trị cổ tay đau sưng, đầu đau, cổ gáy cứng, ho, suyễn, liệt mặt.

CHÂM CỨU

Châm xiên, hướng mũi kim vào khớp cùi chỏ, sâu 0,5 – 1 thốn, Ôn cứu 5 – 10 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là bờ trong – trước của gân cơ ngửa dài, cơ gấp dài ngón cái, chỗ bám của cơ sấp vuông vào xương quay.

• Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh giữa.

• Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận