Huyệt Lao Cung: Vị trí, tác dụng điều trị | Kinh thủ quyết âm tâm bào

Lao Cung

Tên Huyệt Lao Cung:

Tay làm việc không biết mệt (lao). Huyệt lại nằm giữa lòng bàn tay (giống như nhà lớn = cung) vì vậy gọi là Lao Cung (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác:

Chưởng Trung, Qủy Lộ, Qủy Quật.

Xuất XứHuyệt Lao Cung:

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính Huyệt Lao Cung:

Huyệt thứ 8 của kinh Tâm bào.

Huyệt Vinh, thuộc hành Hoả .

Một trong ‘Thập Tam Quỷ Huyệt’ (Quỷ Quật) dùng trị bệnh tâm thần.

Vị Trí Huyệt Lao Cung:

Huyệt ở trên đường văn tim của gan bàn tay, nơi khe của ngón giữa và ngón vô danh (ngón 4) chạm vào đường văn này hoặc gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay giữa chạm vào đường nếp gấp giữa lòng bàn tay (đường tâm đạo) ở đâu thì đó là huyệt.

Giải Phẫu:

Dưới da là cân tay giữa, cơ giun, phía trong gân gáp ngón giữa của cơ gấp chung ngón tay nông và sâu, cơ gian cốt gan tay và cơ gian cốt mu tay, bờ trong đầu dưới xương bàn tay 3.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh giữa và dây thần kinh trụ.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7 hoặc C8.

Tác DụngHuyệt Lao Cung:

Thanh Tâm Hoả, an thần, trừ thấp nhiệt.

Chủ TrịHuyệt Lao Cung:

Trị mồ hôi tay, eczema ở vùng bàn tay, vùng tim đau, động kinh, nấc, xoang miệng viêm.

Phối Huyệt:

1. Phối Tam Gian (Đại trường.3) + Thái Xung (C.3) + Thiếu Trạch (Tiểu trường.1) trị miệng nóng, khô (Thiên Kim Phương).

2. Phối Ẩn Bạch (Tỳ 1) + Hành Gian (C.3) + Khúc Trì (Đại trường.11) + Kim Tân + Ngọc Dịch + Nhiên Cốc (Th.2) + Thái Xung (C.3) + Thủy Câu (Đc.26) + Thừa Tương (Nh.24) + Thương Khâu (Tỳ 5) trị tiêu khát (Thiên Kim Phương).

3. Phối Đại Lăng (Tâm bào.7) trị hay cười (Tư Sinh Kinh ).

4. Phối Đại Lăng (Tâm bào.7) trị tâm phiền (Châm Cứu Tụ Anh).

5. Phối Dương Cốc (Tiểu trường.5) + Hiệp Khê (Đ.43) + Hợp Cốc (Đại trường.4)+ Lệ Đoài (Vị 45) + Thương Dương (Đại trường.1) + Uyển Cốt (Tiểu trường.4) trị bệnh nhiệt mà mồ hôi không ra (Châm Cứu Cứu Tụ Anh).

6. Phối Đại Lăng (Tâm bào.7) + Đàn Trung (Nh.17) + Kỳ Môn (C.14) trị thương hàn mà hông sườn đau (Châm Cứu Đại Thành).

7. Phối Ẩn Bạch (Tỳ 1) + Hạ Liêu (Bàng quang.34) + Hội Dương (Bàng quang.35) + Phục Lưu (Th.7) + Thái Bạch (Tỳ 3) + Thái Xung (C.3) + Thừa Sơn (Bàng quang.57) trị tiêu ra máu (Thần Cứu Kinh Luân).

8. Phối Túc Tam Lý (Vị 46) trị các chứng bứt rứt, phiền muộn, hay nôn ọe, chóng mặt, chỉ thích nằm (Phối Huyệt Kinh Lạc Giảng Nghĩa).

9. Phối Bát Tà trị lòng bàn tay bị lở loét (Nga chưởng phong) (Trung Hoa Châm Cứu Học).

10. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) thấu Lao Cung (Tâm bào.8) + Nhân Trung (Đc.26) trị hysteria (Châm Cứu Học Thượng Hải).

11. Phối Đại Lăng (Tâm bào.7) + Nội Quan (Tâm bào.6) trị dạ dày viêm cấp (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Cách châm CứuHuyệt Lao Cung:

Châm thẳng từ lòng bàn tay hướng về phía lưng bàn tay đối diện 0, 3 – 0, 5 thốn. Cứu 1 – 3 tráng, ôn cứu 5 – 10 phút.

Tham Khảo:

Thường phối huyệt Lao Cung với huyệt Túc Tam Lý (Vị 36) vì Lao Cung thuộc về Tâm Bào Lạc, tính nó mát mà hay đi xuống, vì thế nó có tác dụng điều lý được chứng khí trệ do lao động nặng nhọc gây ra. Lao Cung cũng có tác dụng làm thư được những nỗi uất kết do thất tình, nội thường gây nên và nhất là thanh được nhiệt ở vùng ngực và hoành cách mô, mở đường cho Tâm hỏa đi xuống.dùng chung với huyệt Túc Tam Lý có tác dụng tả được hỏa của Tâm lẫn Vị, trấn được nhiệt khí từ dưới xung lên. Các chứng như bứt rứt, phiền muộn, hay nôn mửa, nôn khan, ợ hơi, ợ chua, nóng mặt, chỉ thích nằm… mà dùng cách phối 2 huyệt này thì đều có công hiệu” (Phối Huyệt Khái Luận Giảng Nghĩa).

Xem thêm: Các huyệt trên Kinh thủ quyết âm tâm bào

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận