Huyệt Lan Vĩ: Vị trí, cách xác định, chủ trị, cách châm cứu

HUYỆT: Lan Vĩ

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Khi ruột dư viêm, huyệt này có phản ứng đau khi ấn vào, vì vậy gọi là Lan Vĩ.

TÊN KHÁC

Lan Vĩ Điểm, Lan Vĩ Huyệt, Kiện Vị Điểm, Trị Nan 5.

XUẤT XỨ

Tân Trung Y Dược.

VỊ TRÍ

Thẳng dưới huyệt Túc Tam Lý (Vi.36) khoảng 1 – 2 thốn.

ĐẶC TÍNH

Kỳ Huyệt.

CHỦ TRỊ

Trị ruột dư viêm cấp và mạn tính, tiêu hóa kém, ruột viêm cấp và mạn, chân bị liệt.

CHÂM CỨU

Châm thẳng, hơi hướng về phía xương chầy, sâu 1 – 1,5 thốn hoặc xiên hướng mũi kim xuống dưới sâu 2 – 3 thốn.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là cơ cẳng chân trước và cơ duỗi chung cẳng chân, khe giữa xương chầy và xương mác. Lớp nông có nhánh da dầy thần kinh hiển và dây thần kinh da bắp chân ngoài của tiết đoạn thần kinh thắt lưng 3 – xương cùng 2. Lớp sâu có dây thần kinh hông kheo trong của tiết đoạn thần kinh thắt lưng 4–5.

• Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh hông to, nhánh của dây thần kinh chầy trước. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.

PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) trị ruột dư viêm kèm sốt (Châm Cứu Học Thượng Hải).

2.Phối Đại Cự (Ty.27) + Thủy Đạo (Vi.28) trị ruột dư viêm kèm bụng đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).

3.Phối Nội Quan (Tb.6) trị ngực tức, nôn mửa (Châm Cứu Học Thượng Hải).

4.Phối A Thị Huyệt ở bụng dưới bên phải + Túc Tam Lý (Vi.36) trị ruột dư viêm đơn thuần (Châm Cứu Học Thượng Hải).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận