Huyệt Kỵ Trúc Mã

HUYỆT: Kỵ Trúc Mã

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Theo cách của người xưa, khi lấy huyệt này, phải ngồi trên cây tre đong đưa giống như người đang cỡi ngựa, vì vậy gọi là Kỵ Trúc Mã.

XUẤT XỨ

Bị Cấp Cứu Pháp.

VỊ TRÍ

Dưới mỏm gai đốt sống lưng thứ 10, đo ra 0,5 thốn. Hoặc xác định đốt sống lưng 7 để tìm đốt sống lưng 10 bằng cách dựa vào xương sườn cụt. Dưới mỏm gai đốt sống lưng 10 đo ra 0,5 thốn.

ĐẶC TÍNH

Kỳ Huyệt.

CHỦ TRỊ

Trị các loại mụn nhọt, ghẻ lở, đinh nhọt, sưng lở, bướu cổ, tràng nhạc.

CHÂM CỨU

Châm: 0,5 – 1 thốn. Cứu 20 – 30 tráng. Ôn cứu 10 – 20 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới huyệt là cơ thang, cơ lưng to, cơ gian gai, cơ bán gai, cơ ngang gai, khoảng đốt sống lưng 10. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh đám rối cánh tay, các nhánh của dây sống lưng 10.

THAM KHẢO

• “Sách xưa ghi rằng: bảo người bệnh ngồi trên đòn tre, cách đất chừng 5 phân, 2 người khiêng 2 đầu như động tác cỡi ngựa để lấy huyệt, vì vậy gọi là Kỵ Trúc Mã. Lấy dây đo từ lằn chỉ ngang cánh tay (huyệt Xích Trạch), ra tận đầu ngón tay giữa làm chuẩn. Dùng dây này đo từ đầu xương cùng cụt thẳng lên xương sống người bệnh, làm một điểm giả. Rồi lấy dây đo ngón tay giữa làm 1 thốn. Đặt điểm giữa của thốn đó lên điểm giả trước ở trên cột sống. Hai dây đó là huyệt Kỵ Trúc Mã. Sách xưa thường dùng cứu. Về sau sách Châm Cứu Đại Thành mới xác định lại huyệt ở đốt xương lưng thứ 10 đo ngang ra mỗi bên 0,5 thốn cho dễ và tiện lợi khi lấy huyệt” (Trung Quốc Châm Cứu Học).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận