Huyệt Khúc Trì: Vị trí, tác dụng điều trị | Kinh thủ dương minh đại trường

Khúc Trì

Tên Huyệt Khúc Trì:

Huyệt ở chỗ lõm (giống cái ao = trì) khi tay cong (khúc) lại, vì vậy gọi là Khúc Trì.

Tên Khác:

Dương Trạch, Quỷ Cự.

Xuất Xứ Khúc Trì:

Thiên ‘Bản Du’ (Linh khu.2).

Đặc TínhHuyệt Khúc Trì:

Huyệt thứ 11 của kinh Đại Trường.

Hợp huyệt, thuộc hành Thổ.

Huyệt Bổ của kinh Đại Trường.

Huyệt này với các loại bệnh chứng đều có thể phối hợp trị liệu có tính cách toàn thể.

Yếu huyệt trị bệnh ngoài da, bệnh mắt, dự phòng hóa mủ (Châm Cứu Chân Tủy).

Vị TríHuyệt Khúc Trì:

Co khuỷ tay vào ngực, huyệt ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷ, nơi bám của cơ ngửaa dài, cơ quay 1, cơ ngửa ngắn khớp khủy.

Giải Phẫu:

Dưới da là chỗ bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1, cơ ngửa ngắn khớp khủy.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.

Tác DụngHuyệt Khúc Trì:

Sơ tà nhiệt, Giải biểu, Khu phong, Trừ thấp, Thanh nhiệt, Tiêu độc, Hòa vinh, Dưỡng huyết.

Chủ TrịHuyệt Khúc Trì: Trị khuỷ tay đau, cánh tay đau, chi trên liệt, vai đau, sốt, cảm cúm, dị ứng, ngứa, da viêm, huyết áp cao.

Phối Huyệt:

1. Phối Thiên Liêu (Tam tiêu.15) trị vai đau không giơ lên được (Thiên Kim Phương).

2. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) trị bán thân bất toại (Châm Cứu Tụ Anh).

3. Phối Phục Lưu (Th.7) + Tam Lý (Vị 36) trị thương hàn sốt cao (Châm Cứu Đại Thành).

4. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) trị họng sưng nghẹt (Châm Cứu Đại Thành).

5. Phối Ngư Tế (Phế 10) + Thần Môn (Tm.7) trị nôn ra máu (Châm Cứu Đại Thành).

6. Phối Xích Trạch (Phế 5) trị khớp khuỷ tay đau (Ngọc Long Ca).

7. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Kiên Ngung (Đại trường.15) trị cánh tay đau nhức (Thắng Ngọc Ca).

8. Phối Thiếu Xung (Tm.9) trị sốt (Bách Chứng Phú).

9. Phối Xích Trạch (Phế 5) trị khủy tay đau (Bách Chứng Phúù).

10. Phối Gian Sử (Tâm bào.5) + Hậu Khê (Tiểu trường.3) trị sốt không hạ (Loại Kinh Đồ Dực).

11. Phối Bá Hội (Đc.20) + Khúc Trì (Đại trường.11) + Kiên Ngung (Đại trường.15) + Phát Tế + Phong Trì (Đ.20) + Túc Tam Lý (Vị 36) + Tuyệt Cốt (Đ.39) có tác dụng phòng ngừa trúng phong (Vệ Sinh Bảo Giám).

12. Phối Đại Lăng (Tâm bào.7) + Hợp Cốc (Đại trường.4) +) Khổng Tối (Phế 6) trị tay yếu mỏi (Trung Quốc Châm Cứu Học)

13. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Ngoại Quan (Tam tiêu.5) + Thiên Tỉnh (Tam tiêu.10) + Xích Trạch (Phế 5) trị cánh tay đau (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu)

14. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Khúc Trạch (Tâm bào.3) + Uỷ Trung (Bàng quang.40) trị đơn độc, phong ngứa (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

15. Phối Huyết Hải (Tỳ 10) + Uỷ Trung (Bàng quang.40) trị lưng có nhọt (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

16. Phối Can Du (Bàng quang.18) + Uyển Cốt (Tiểu trường.4) trị mắt chảy nước (Châm Cứu Học Thượng Hải).

17. Phối Đại Chùy (Đ.14) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị phong ngứa, mề đay, dị ứng (Châm Cứu Học Thượng Hải).

18. Phối Huyết Hải (Tỳ 10) + Thái Xung (C.3) trị dị ứng (Châm Cứu Học Thượng Hải).

19. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) trị bụng đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).

20. Phối Ấn Đường + Đại Chùy (Đc.14) + Thiếu Thương (Phế 11) trị ban chẩn (Châm Cứu Học Thượng Hải).

21. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Thập Tuyên trị sốt cao (Châm Cứu Học Thượng Hải).

22. Phối Nhân Nghênh (Vị 9) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị huyết áp cao (Châm Cứu Học Thượng Hải).

23. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Thái Xung (C.3) +Túc Tam Lý (Vị 36) trị tím tái do tiểu cầu giảm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

24. Phối Âm Lăng Tuyền (Tỳ 9) + Đại Chùy (Đc.14) + Huyết Hải (Tỳ 10) + Tam Âm Giao (Tỳ 6) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị ban sở i (Châm Cứu Học Thượng Hải).

25. Phối Dương Trì (Tam tiêu.4) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Thủ Tam Lý (Vị 36) + Uyển Cốt (Tiểu trường.4) trị tay và ngón tay co rút (Châm Cứu Học Thủ Sách)

26. Phối Hạ Liêm (Đại trường.9) + Uỷ Trung (Bàng quang.40) trị bệnh tê do phong, hàn, thấp (Phối Huyệt Khái Luận Giảng Nghĩa).

27. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) trị run giật, đau nhức toàn thân, các chứng phong thấp (Phối Huyệt Khái Luận Giảng Nghĩa).

Cách châm CứuHuyệt Khúc Trì:

Châm thẳng 1 – 1, 5 thốn hoặc xuyên tới Thiếu hải, sâu 2 – 2, 5 thốn.

Cứu 3 – 5 tráng – Ôn cứu 5 – 10 phút..

Ghi Chú: Trong trường hợp châm chữa chi trên liệt, châm mũi kim hơi hướng xuống mặt cong của khớp khuỷ (có cảm giác như điện giật xuống ngón tay).

Tham Khảo:

“Châm trị huyết áp không ổn định do mạch máu não hình thành: Châm Khúc Trì và Túc Tam Lý thường thấy huyết áp hạ xuống”(Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).

“Khúc Trì phối Tam Âm Giao thường dùng trị bệnh ngoài da có kết qủa tốt. Vì Khúc Trì chủ yếu để khứ phong, thanh nhiệt, còn Tam Âm Giao là huyệt chủ yếu trị bệnh về huyết, có tác dụng hành thấp. Bệnh ngoài da đa số do phong, thấp, nhiệt và huyết, do đó, nếu tả 2 huyệt này có tác dụng khứ phong, hành huyết, trừ thấp, giảm ngứa. Tả Khúc Trì + bổ Tam Âm Giao (Tỳ 6) có tác dụng khứ phong, dưỡng huyết” (Du Huyệt Công Năng Giám Biệt).

Xem thêm: Các huyệt trên Kinh thủ dương minh đại trường

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận