[Bệnh học] Huyết khối tĩnh mạch nội sọ (chẩn đoán và điều trị)

Những điểm thiết yếu trong chẩn đoán đột quỵ

Khởi phát đột ngột của các thiếu sót thần kinh.

Bệnh nhân thường có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh van tim hoặc xơ vữa mạch.

Các dấu hiệu thần kinh đặc biệt phản ánh vùng não bị tổn thương.

Đột quỵ và huyết khối tĩnh mạch nội sọ

Ở Mỹ, đột quỵ vẫn là nguyên nhân đứng hàng thứ ba gây tử vong mặc dù tỷ lệ đột quỵ có giảm trong vòng 30 năm qua. Lý do chính xác gây giảm tỷ lệ đột quỵ chưa biết rõ nhưng có lẽ ý thức về các yếu tố nguy cơ (tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, hút thuốc, bệnh tim, AIDS, lạm dụng thuốc, nghiện rượu, tiền sử gia đình có đột quỵ) và các biện pháp dự phòng, việc giám sát yếu tố nguy cơ cao làm giảm tỷ lệ đột quỵ. Bệnh nhân đã bị đột quỵ lần sau dễ bị đột quỵ nặng hơn.

Theo sinh bệnh học đột quỵ được chia thành nhồi máu (nghẽn mạch hoặc lấp mạch) và chảy máu, các tiêu chuẩn lâm sàng để chẩn đoán phân biệt hai thể này được nhấn mạnh. Dù sao trên lâm sàng cũng khó mà phân biệt hai thể này.

Huyết khối tĩnh mạch nội sọ có thể xảy ra trong viêm nhiễm nội sọ hoặc vùng hàm mặt, tình trạng tăng đông, đa hồng cầu, bệnh hồng cầu hình liềm, tím do bệnh tim bẩm sinh, trong và sau sinh. Biểu hiện của bệnh là đau đầu, động kinh cục bộ hoặc toàn thể, u ám, lú lẫn, tăng áp lực nội sọ và dấu hiệu thần kinh khu trú và đôi khi có dấu hiệu kích thích màng não. Chẩn đoán xác định bằng chụp cắt lớp sọ, cộng hưởng từ sọ, cộng hưởng từ tĩnh mạch hoặc chụp mạch.

Điều trị gồm thuốc chống động kinh nếu có động kinh và chống phù não (ví dụ dexamethason 4 mg ngày 4 lần) để làm giảm áp lực nội sọ. Thuốc chống đông bằng heparin tĩnh mạch làm giảm tỷ lệ tử vong và tàn tật.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận