Huyệt Hợp Cốc: Vị trí, tác dụng điều trị | Kinh thủ dương minh đại trường

Hợp Cốc

Tên Huyệt Hợp Cốc:

Huyệt ở vùng hổ khẩu, có hình dạng giống như chỗ gặp nhau (hợp) của miệng hang (cốc), vì vậy gọi là Hợp Cốc, Hổ Khẩu.

Tên Khác:

Hổ Khẩu.

Xuất Xứ:

Thiên ‘Bản Du’ (Linh khu.2).

Đặc Tính Hợp Cốc:

Huyệt thứ 4 của kinh Đại Trường.

Nguyên huyệt, huyệt hấp thu, châm trong rối loạn mạch Lạc Đại Trường, rối loạn Kinh Cân Đại Trường (khi đau và co thắt).

1 trong Lục Tổng Huyệt trị vùng mắt, đầu, miệng.

Vị Trí huyệt Hợp Cốc:

a) Ở bờ ngoài, giữa xương bàn ngón 2.

b) Khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.

c) Ngón tay cái và ngón tay trỏ xòe rộng, lấy nếp gấp giữa đốt 1 và đốt 2 của ngón tay cái bên kia để vào chỗ da nối ngón trỏ và ngón cái (hổ khẩu tay này, đặt áp đầu ngón cái lên mu bàn tay giữa 2 xương bàn 1 và 2), đầu ngón tay ở đâu, nơi đó là huyệt, ấn vào có cảm giác ê tức.

Giải Phẫu:

Dưới da là cơ gian cốt mu tay, bờ trên cơ khép ngón tay cái, bờ trong gân cơ duỗi dài ngón tay cái.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh trụ và dây thần kinh tay quay.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6-C7.

Tác Dụng Hợp Cốc:

Trấn thống, thanh tiết Phế khí, thông giáng Trường Vị, phát biểu, giải nhiệt, khu phong.

Chủ Trị Hợp Cốc:

Trị ngón tay đau, ngón tay tê, bàn tay liệt, cánh tay liệt, đầu đau, răng đau, liệt mặt, amygdale viêm, khớp hàm dưới viêm, mắt đau, cảm cúm, sốt, bướu giáp đơn thuần, làm co bóp tử cung.

Phối Huyệt:

1. Phối Ngũ Xứ (Bàng quang.5) trị đầu đau do nhiệt (Thiên Kim Phương).

2. Phối Thủy Câu [Nhân Trung – Đc.26) trị môi cắn lại, không nói được (Thiên Kim Phương).

3. Phối Khúc Trì (Đại trường.11) trị phong chẩn, phong ngứa (Tư Sinh Kinh).

4. Phối Dương Trì (Tam tiêu.4) + Giải Khê (Vị 41) + Hậu Khê (Tiểu trường.3) + Lệ Đoài (Vị 45) + Phong Trì (Đ.20) trị thương hàn mà mồ hôi không ra (Châm Cứu Tụ Anh).

5. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Phong Long (Vị 40) + Thiên Đột (Nh.22) trị họng đau (Châm Cứu Tụ Anh).

6. Phối Chiếu Hải (Th.6) + Khúc Trì (Đại trường.11) + Lâm Khấp (Đ.41) + Nhân Trung (Đc.26) + Tam Âm Giao (Tỳ 6) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị tay chân và mặt sưng phù, sốt cao không giảm (Châm Cứu Đại Toàn).

7. Phối Gian Sử (Tâm bào.5) + Ngư Tế (Phế 10) + Phế Du (Bàng quang.13) + Thận Du (Th.23) trị tắc tiếng (Châm Cứu Tập Thành).

8. Phối Dịch Môn (Tam tiêu.2) + Thương Dương (Đại trường.1) trị sốt rét (Châm Cứu Đại Thành).

9. Phối Lệ Đoài (Vị 45) trị răng đau, sợ gió (Châm Cứu Đại Thành).

10. Phối Phục Lưu (Th.7) + Trung Cực (Nh.3) trị không có mạch (Châm Cứu Đại Thành).

11. Phối Bá Lao + bổ Hợp Cốc (Đại trường.4) + tả Nội Đình (Vị 44) + tả Phục Lưu (Th.7) trị thương hàn không có mồ hôi (Châm Cứu Đại Thành).

12. Phối Hành Gian (C.3) + Phong Môn (Bàng quang.12) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị sau khi bị thương hàn mà còn dư nhiệt (Châm Cứu Đại Thành).

13. Phối Khúc Trì (Đại trường.11) + Nhân Trung (Đc.26) + Phục Lưu (Th.7) trị thương hàn sinh ra co cứng, bất tỉnh (Châm Cứu Đại Thành).

14. Phối Đản Trung (Nh.17) + Thiếu Trạch (Tiểu trường.1) trị phụ nữ không có sữa (Châm Cứu Đại Thành).

15. Phối Hành Gian (C.3) + Khúc Trì (Đại trường.11) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị mụn nhọt mọc khắp cơ thể (Châm Cứu Đại Thành).

16. Phối Thiên Phủ (Phế 3) trị chảy máu cam (Bách Chứng Phú).

17. Bổ Hợp Cốc (Đại trường.4) + tả Phục Lưu (Th.7) trị thương hàn không có mồ hôi (Lan Giang Phú).

18. Bổ Hợp Cốc (Đại trường.4) + tả Tam Âm Giao (Tỳ 6) trị ho do lạnh (Tịch Hoằng Phú).

19. Phối Âm Giao (Nh.7) + Huyết Hải (Tỳ 10) + Khí Xung (Vị 30) trị kinh nguyệt không đều (Châm Cứu Tập Thành).

20. Phối Thái Uyên (Phế 9) + Thận Du (Bàng quang.23) trị phế ung, nôn ra mủ (Loại Kinh Đồ Dực).

21. Phối Nội Đình (Vị 44) trị sốt rét thể hàn (Thiên Tinh Bí Quyết).

22. Phối Khúc Trì (Đại trường.11) trị đầu đau (Thiên Kim Thập Nhất Huyệt).

23. Phối Thái Xung (C.3) trị mũi nghẹt, trĩ mũi, mũi chảy nước (Y Học Nhập Môn).

24. Phối Bá Hội (Đc.20) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Khúc Trì (Đại trường.11) + Kiên Ngung (Đại trường.15) + Túc Tam Lý (Vị 36) + Tuyệt Cốt (Đ.39) có tác dụng phòng ngừa chứng trúng phong (Thần Cứu Kinh Luân).

25. Phối Khúc Sai (Bàng quang.4) + Phong Môn (Bàng quang.12) + Thượng Tinh (Đc.23) trị tỵ uyên [xoang mũi viêm] (Thần Cứu Kinh Luân).

26. Phối Tam Âm Giao (Tỳ 6) trị sinh khó, sinh ngược (Thần Cứu Kinh Luân )

27. Phối Côn Lôn (Bàng quang.60) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Khúc Trì (Đại trường.11) + Kiên Ngung (Đại trường.15) + Phong Thị (Đ.31) + Túc Tam Lý (Vị 36) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị trúng phong không nói được, đờm nhớt nhiều (Châm Cứu Toàn Thư).

28. Phối châm ra máu góc móng ngón tay giữa + 12 Tỉnh huyệt + châm Nhân Trung (Đc.26) trị trúng phong hoặc trúng ác khí bất tỉnh (Cổ Kim Y Giám).

29. Phối Bá Hội (Đc.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Khúc Trì (Đại trường.11) + Phong Trì (Đ.20) trị cảm phong hàn (Thái Ất Thần Châm Cứu).

30. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Đào Đạo (Đc.13) + Phong Trì (Đ.20) + Thân Trụ (Đc.12)ï [dùng thủ pháp Thấu Thiên Lương] + Thiếu Thương (Phế 11) [châm ra máu] trị cảm phong nhiệt (Châm Cứu Tập Cẩm).

31. Phối Thái Dương + Tinh Minh (Bàng quang.1) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị mắt sưng đỏ đau (Ngân Hải Tinh Vi).

32. Phối Thái Xung (C.3) trị mũi nghẹt, trĩ mũi (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).

33. Phối Tam Âm Giao (Tỳ 6), cứu 14 tráng trị thất tinh, tiểu đục (Thế Y Đắc Hiệu Phương).

34. Phối Tâm Du (Bàng quang.15) + Thái Bạch (Tỳ 3) + Thiếu Phủ (Tm.8) + Túc Tam Lý (Vị 36) + Tỳ Du (Bàng quang.20) trị miệng lở (Trung Hoa Châm Cứu Học).

35. Phối Hành Gian (C.3) + Phong Trì (Đ.20) + Thái Dương + Tinh Minh (Bàng quang.1) trị mắt sưng đỏ, đau (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

36. Phối Huyết Hải (Vị 10) + Khúc Trì (Đại trường.11) + Tam Âm Giao (Tỳ 6) trị phong chẩn (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

37. Phối Thượng Tinh (Đc.23) trị chảy máu cam (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

38. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Khúc Trì (Đại trường.11) + Ngoại Quan (Tam tiêu.5) + Ngư Tế (Phế 10) trị cảm phong nhiệt (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).

39. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Trung Xung (Tâm bào.9) trị thương hàn phát sốt (Dương- Kính-Trai Châm Cứu Toàn Thư).

40. Phối Giáp Xa (Vị 6) + Ngư Tế (Phế 11) + Thừa Tương (Nh.27) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị hàm răng cắn chặt, mắt lệch, miệng méo (Trọng Lâu Ngọc Ngoạt).

41. Phối Giáp Xa (Vị 6) + Hạ Quan (Vị 7) trị răng đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).

42. Phối Liệt Khuyết (Phế 7) + Ngoại Quan (Tam tiêu.5) trị đầu đau, cảm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

43. Phối Phong Trì (Đ.20) trị cảm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

44. Phối Nội Quan (Tâm bào.6) để gây tê khi mổ (Châm Cứu Học Thượng Hải).

45. Phối Giáp Xa (Vị 6) + Khúc Trì (Đại trường.11) trị chảy nước miếng (Tân Châm Cứu Học).

Cách châm Cứu Hợp Cốc:

Châm thẳng 0, 5 – 1 thốn. Cứu 3 – 5 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút.

Ghi Chú: Có thai không châm.

Tham Khảo:

“Dư nhiệt chưa dứt, trước tiên châm Khúc Trì, rồi đến Túc Tam Lý và Hợp Cốc, 2 huyệt này trừ dư nhiệt rất hay” (Châm Cứu Tụ Anh).

“Bệnh đầu, mặt, tai, mắt, mũi, miệng: lấy Khúc Trì + Hợp Cốc làm chính”(Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).

“Không mồ hôi càng nên bổ huyệt Hợp Cốc, tả huyệt Phục Lưu, tất cả cùng châm. Nếu mồ hôi chảy nhiều không cầm: Hợp Cốc thu bổ hiệu quả như thần” (Lan Giang Phú).

Xem thêm: Các huyệt trên Kinh thủ dương minh đại trường

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận