Huyệt Giáp Xa: Vị trí, tác dụng điều trị | Kinh túc dương minh vị

Giáp Xa

Tên Huyệt Giáp Xa:

2 bên má gọi là Giáp; Xương hàm dưới giống như bánh xe (xa). Huyệt ở Vị Trí huyệt chỗ đó, nên gọi là Giáp Xa (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác:

Cơ Quan, Khúc Nha, Quỷ Sàng.

Xuất Xứ Huyệt Giáp Xa:

Thiên ‘Kinh Mạch’ (Linh khu.10)

Đặc Tính Huyệt Giáp Xa:

Huyệt thứ 6 của kinh Vị.

Một trong ‘Thập Tam Quỷ Huyệt’ (Quỷ Sàng) dùng trị bệnh tâm thần.

Vị Trí Huyệt Giáp Xa:

Cắn chặt răng lại, huyệt ở trước góc hàm và ở trên bờ dưới xương hàm dưới 1 khoát ngón tay, đè vào chỗ trũng có cảm giác ê tức.

Giải Phẫu:

Dưới da là cơ cắn, xương hàm dưới.

Thần kinh vận động cơ là nhánh thần kinh sọ não số V.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh sọ não số V.

Tác Dụng Huyệt Giáp Xa:

Sơ phong, hoạt lạc, lợi răng khớp.

Chủ Trị Huyệt Giáp Xa:

Trị răng đau, liệt mặt, cơ nhai co rút, khớp hàm dưới viêm, tuyến mang tai viêm.

Phối Huyệt:

1. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Thừa Tương (Nh.24) trị miệng cắn chặt (Châm Cứu Đại Thành).

2. Phối Địa Thương (Vị 4) trị mắt lệch, miệng méo (Châm Cứu Tụ Anhï)

3. Phối Địa Thương (Vị 4) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Thính Hội (Đ.2) + Thủy Câu (Đc.26) + Thừa Tương (Nh.24) trị mắt lệch, miệng méo (Loại Kinh Đồ Dực)

4. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Thừa Tương (Nh.24) trị cấm khẩu (Loại Kinh Đồ Dực)

5. Phối Nhân Trung (Đc.26) bị trúng phong miệng sùi bọt (Thắng Ngọc Ca)

6. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Nhị Gian (Đại trường.2) + Nội Đình (Vị 44) trị răng đau do hỏa (Trung Hoa Châm Cứu Học)

7. Phối Đại Nghênh (Vị 5) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Thừa Tương (Nh.24) trị tủy răng viêm, nha chu viêm (Châm Cứu Học Thủ Sách).

8. Phối Ế Phong (Tam tiêu.17) + Hợp Cốc (Đại trường.4) trị amydale viêm cấp, quai bị (Châm Cứu Học Thượng Hải).

9. Phối Hạ Quan (Vị 7) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Nha Thống + Nội Đình (Vị 44) trị răng đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).

10. Phối Địa Thương (Vị 4) + Tinh Minh (Bàng quang.1) trị liệt mặt, dây thần kinh VII ngoại biên liệt (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Cách châm Cứu Huyệt Giáp Xa:

Châm thẳng 0, 3 – 0, 5 thốn hoặc xiên tới huyệt Địa Thương (trị mặt liệt), hoặc hướng mũi kim lên trên (trị cơ nhai bị co rút) hoặc hướng mũi kim về phía răng đau (trị răng đau), ôn cứu 5 – 10 phút.

*Tham Khảo:

“Hàm (má) bị đau, châm kinh thủ Dương Minh [Thương Dương], châm xuất huyết chỗ có thịnh mạch [ tức là huyệt Giáp Xa] (Linh khu.26, 16).

“Giáp Xa và Hạ Quan có tác dụng khác nhau: Giáp Xa thiên về trị bệnh ở khớp hàm, răng hàm dưới, thần kinh hàm dưới. Hạ Quan thiên về trị bệnh ở khớp hàm dưới, răng hàm trên, thần kinh hàm trên” (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).

Xem thêm: Các huyệt trên Kinh túc dương minh vị

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận