Huyệt Dương Giao: Vị trí, tác dụng điều trị | Kinh túc thiếu dương đởm

Dương Giao

Tên Huyệt:

Huyệt là nơi giao hội của Kinh Đởm với mạch Dương Duy vì vậy gọi là Dương Giao (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác:

Biệt Dương, Túc Mão.

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

Huyệt thứ 35 của kinh Đởm.

Huyệt hội với Dương Duy Mạch.

Huyệt Khích của Dương Duy Mạch.

Vị Trí huyệt:

Nằm trên đường nối huyệt Dương Lăng Tuyền và đỉnh cao mắt cá ngoài, trên mắt cá ngoài 7 thốn, bờ trước xương mác, trong khe cơ mác bên đùi và cơ mác bên ngắn.

Giải Phẫu:

Dưới da là khe giữa cơ mác bên dài vẫn cơ mác bên ngắn, xương mác.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ – da.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.

Chủ Trị:

Trị thần kinh tọa đau, cẳng chân đau nhức, hen suyễn.

Phối Huyệt:

1. Phối Phong Long (Vị 40) + Thừa Tương (Nh.24) trị mặt sưng phù (Giáp Ất Kinh).

2. Phối Lâm Khấp (Đ.41) trị ngực đầy tức (Tư Sinh Kinh).

3. Phối Giải Khê (Vị 41) trị hồi hộp, lo sợ (Bách Chứng Phú).

4. Phối Âm Lăng Tuyền (Tỳ 9) + Huyết Hải (Tỳ 10) + Lương Khâu (Vị 34) + Tam Âm Giao (Tỳ 6) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị đầu gối sưng đau, đùi đau do lạnh (Châm Cứu Học Giản Biên).

5. Phối Côn Lôn (Bàng quang.60) + Giải Khê (Vị 41) + Hợp Cốc (Đại trường.4) trị gân cơ vùng cẳng chân viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải )

Cách châm Cứu:

Châm thẳng 1 – 1, 5 thốn. Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

Xem thêm: Các huyệt trên Kinh túc thiếu dương đởm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận