Huyệt Dũng Tuyền

HUYỆT: Dũng Tuyền

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

• Dũng = vọt lên, nước suối chảy vọt ra.

• Tuyền= con suối. Huyệt ở khe lòng bàn chân, giống như con suối, đồng thời nó là huyệt Tỉnh, nguồn khởi phát của kinh Thận đi ra, vì vậy gọi là Dũng Tuyền” (Trung Y Cương Mục).

• Trương Chí Thông, khi chú giải thiên Bản Du (Linh Khu 2) cho rằng: “Nước suối (tuyền thủy) ở dưới đất là cái sở sinh của Thiên nhất sinh ra, vì vậy nên mới đưa vào nơi bắt đầu xuất ra của kinh Thiếu âm (Thận) và gọi là Dũng Tuyền”.

TÊN KHÁC

Địa Cù, Địa Vệ, Địa Xung, Quế Tâm, Quyết Tâm.

XUẤT XỨ

Thiên ‘Bản Du’ (Linh Khu 2).

VỊ TRÍ

Dưới lòng bàn chân, huyệt ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ 2 và giữa bờ sau gót chân, chỗ lõm dưới bàn chân.

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 1 của kinh Thận.

• Huyệt Tỉnh, thuộc hành Mộc.

• Huyệt Tả của kinh Thận.

• Một trong nhóm Hồi Dương Cửu Châm, có tác dụng nâng cao và phục hồi chính khí.

• Một trong Tam Tài Huyệt: (Bá Hội (Thiên), Chiên Trung (Nhân), Dũng Tuyền (Địa).

TÁC DỤNG

Giáng Âm hỏa, thanh Thận nhiệt, định thần chí.

CHỦ TRỊ

Trị gan bàn chân đau hoặc nóng lạnh, kích ngất, động kinh, mất ngủ, đỉnh đầu đau, họng đau, nôn mửa, Hysteria.

CHÂM CỨU

Châm thẳng, sâu 0,5 – 1 thốn. Cứu 1 – 3 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là cơ gấp ngắn các ngón chân, gân cơ gấp dài các ngón chân, cơ giun, cơ gian cốt gan chân, cơ gian cốt mu chân, khoảng gian đốt bàn chân 2 – 3.

• Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau.

• Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.

PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Thừa Sơn (Bq.57) + Tam Lý (Vi 36) trị tiêu chảy, hạ chú (Biển Thước Tâm Thư).

2.Phối Nhiên Cốc (Th.2) trị các ngón chân đau (Thiên Kim Phương).

3.Phối Nhiên Cốc (Th.2) trị họng đau (Tư Sinh Kinh).

4.Phối Đại Chung (Th.4) trị họng đau, không muốt được (Tư Sinh Kinh).

5.Phối Cường Gian (Đc.18) + Tứ Thần Thông trị kinh giản (Tư Sinh Kinh).

6.Phối Hợp Cốc (Đtr 4) + Phong Long (Vi 40) + Thiên Đột (Nh.22) trị họng sưng đau (Châm cứu Tụ Anh).

7.Phối Kiến Lý (Nh.11) trị vùng dưới tim đau nhức không muốn ăn (Tư Sinh Kinh).

8.Phối Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đtr 4) + Khúc Trì (Đtr 6) + Tuyệt Cốt (Đ 39) trị thương hàn sốt cao không hạ (Châm cứu Đại Thành).

9.Phối Đại Lăng (Tb.7) + Hợp Cốc (Đtr 4) + Nội Quan (Tb.6) + Thập Tuyên + Tứ Hoa trị ngũ tâm phiền nhiệt (Châm cứu Đại Thành).

10.Phối Phong Long (Vi 40) + Quan Nguyên (Nh.4) trị ho, hư lao (Ngọc Long Ca).

10.Phối Hành Gian (C.2) trị tiểu đường, Thận suy (Bách Chứng Phú).

12.Phối Cưu Vĩ (Nh.15) trị ngũ lâm (Tịch Hoằng Phú).

13.Phối Âm Giao (Nh.7) trị ruột đau (Tịch Hoằng Phú).

14.Phối Âm Cốc (Th.10) + Chiếu Hải (Th.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị tiểu gắt, tiểu ra máu (Châm cứu Đại Toàn).

15.Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) trị sán khí đau lan đến rốn (Thiên Tinh Bí Quyết).

16.Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Phong Long (Vi 40) + Quan Xung (Tb.9) + Thiếu Thương (P.11) + Thiếu Xung (Tm.9) trị họng sưng đau (Y Học Cương Mục).

17.Phối Nhân Trung (Đc.26) + Thiếu Thương (P.11) trị trẻ nhỏ bị kinh phong (Y Học Nhập Môn).

18.Phối Tâm Du (Bq.15) + Thần Môn (Tm.7) + Thiếu Thương (P.11) trị si ngốc (Thần Châm Kinh).

19.Phối Túc Tam Lý (Vi 36) trị hôn mê do trúng độc (Châm cứu Học Thượng Hải).

20.Phối Kinh Cốt (Bq.64) + Thừa Sơn (Bq.57) trị bàn chân co rút (Châm cứu Học Thượng Hải).

21.Phối Hưng Phấn + Lao Cung (Tb.8) + Nhân Trung (Nh.26) trị bịnh tâm thần (Châm cứu Học Thượng Hải).

THAM KHẢO

• “Tà khí ở Thận sẽ gây ra bệnh cốt thống, âm tý: thắt lưng đau nhức, bụng trướng, đại tiện khó, vai và lưng đau nhức, chóng mặt, phải châm Dũng Tuyền + Côn Lôn” (LKhu.20, 6).

• “Nhiệt bệnh, vùng rốn kịch liệt, ngực hông sườn đau, châm Dũng Tuyền + Âm Lăng Tuyền, dùng kim số 4, châm huyệt trong cổ họng (Liêm Tuyền)” (Linh Khu 23,29).

• “…Vùng thắt lưng đau kèm cảm giác nóng trong cơ thể, khó thở, phải châm huyệt Dũng Tuyền và thích ủy Trung cho ra máu” (Tố Vấn 41,16).

• “Hai huyệt Dũng Tuyền trị bệnh cước khí lâu năm sưng đau, đau từ giữa lòng bàn chân đến xương ống chân” (Biển Thước Tâm Thư).

• “Huyệt Dũng Tuyền trị chứng điên tật không nói được” (Ngoại Đài Bí Yếu).

• “Kinh Thận bị thực: châm tả huyệt Dũng Tuyền” (Châm cứu Đại Thành).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận