Huyệt Địa Thương

HUYỆT: Địa Thương

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Quan niệm xưa cho rằng thức ăn qua miệng vào Vị (Vị = thổ = đất = địa), và Vị là kho chứa (thương) thức ăn, vì vậy gọi là Địa Thương. Cũng có thể hiểu là huyệt ở gần miệng mà miệng thuộc Tỳ Vị, miệng cũng là vùng Địa các, vì vậy gọi là Địa Thương.

TÊN KHÁC

Hội Duy,Vị Duy.

XUẤT XỨ

Giáp Ất Kinh.

VỊ TRÍ

Cách khóe miệng 0,4 thốn, hoặc trên đường ngang qua mép và rãnh mép mũi.

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 4 của kinh Vị.

• Huyệt giao hội với Mạch Dương Kiều và Mạch Nhâm.

TÁC DỤNG

Khu phong tà, thông khí trệ.

CHỦ TRỊ

Trị liệt mặt, dây thần kinh tam thoa đau, chảy nước miếng.

CHÂM CỨU

Châm xiên.

• Châm trị liệt mặt: luồn kim tới huyệt Giáp Xa.

• Trị thần kinh tam thoa đau: châm mũi kim hướng tới huyệt Nghênh Hương.

• Ôn cứu 5 – 10 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là chỗ đan chéo thớ của cơ vòng môi, cơ gò má lớn, cơ cười, cơ tam giác môi, vào sâu có cơ mút và cơ nanh.

• Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh sọ não số VII.

• Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đọan thần kinh sọ não V.



PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Giáp Xa (Vi 4) trị miệng méo (Ngọc Long Ca).

2.Phối Giáp Xa (Vi 4) + Hợp Cốc + Nhân Trung (Đc 26) trị trúng phong miệng méo (Châm cứu Đại Thành).

3.Phối Ngư Yêu + Tứ Bạch (Vi 2) trị thần kinh tam thoa đau (Châm cứu Học Thượng Hải).

4.Phối Đại Lăng (Tb 5) + Giáp Xa (Vi 4) + Hạ Cự Hư (Vi 39) + Nhiên Cốc (Th 2) + Trung Quản (Nh.12) + U Môn (Th 21) trị chảy nước miếng (Châm cứu Học Thủ Sách).

5.Phối Giáp Xa (Vi 4) + Hợp Cốc (Đtr 4) + Nội Đình (Vi 44) + Thái Xung (C.3) trị trúng phong mắt lệch, miệng méo (Tứ Bản Giáo Tài Châm cứu Học).

THAM KHẢO

• “Khi răng trên bị đau nhức, nên thủ các huyệt ở vùng trước thuộc xương mũi và má [tức là huyệt Địa Thương + Cự Liêu…] (Linh Khu 21,24).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận