Huyệt Đại Hoành

HUYỆT: Đại Hoành

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Huyệt ở vị trí ngang (Hoành) với rốn, lại có tác dụng trị bệnh ở đại trường vì vậy gọi là Đại Hoành (Trung Y Cương Mục).

TÊN KHÁC

Nhân Hoành, Thận Khí.

XUẤT XỨ

Giáp Ất Kinh.

VỊ TRÍ

Tại điểm gặp nhau của đường ngang qua rốn và đường dọc qua đầu vú.

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 15 của kinh Tỳ.

• Huyệt Hội của kinh Tỳ với Âm Duy Mạch.

TÁC DỤNG

Ích khí, tiêu thuỷ, tuyên thông phủ khí.

CHỦ TRỊ

Trị quanh rốn đau, ruột liệt, phần phụ viêm, táo bón, tiêu chảy, ký sinh trùng đường ruột.

CHÂM CỨU

Châm thẳng 1 – 1,5 thốn. Cứu 5 – 7 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút. Trị giun sán, có thể châm xiên hướng kim về phía rốn.

GIẢI PHẪU

• Dưới huyệt là cơ chéo to, cơ chéo bé của bụng, cơ ngang bụng, mạc ngang, phúc mạc, đại trường lên hoặc xuống.

• Thần kinh vận động cơ do 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng – sinh dục.



PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Thiên Xu (Vi 25) trị bụng đau nhiều (Bách Chứng Phú).

2.Phối Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty 6) + Thiên Xu (Vi 25) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi 36) trị bụng đau, tiêu chảy (Châm cứu Học Giản Biên).

3.Phối Tứ Phùng + Túc Tam Lý (Vi 36) trị giun chui ống mật (Châm cứu Học Thượng Hải).

4.Phối Dương Lăng Tuyền (Đ 34) bị bón mạn tính (Châm cứu Học Thượng Hải).

5.Phối Đại Chùy (Đc 14) + Túc Tam Lý (Vi 36) trị trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng (cam tích) (Châm cứu Học Thượng Hải).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận