[Châm cứu] Huyệt đặc biệt trên kinh và tính năng chủ trị

Huyệt trên kinh là những huyệt nằm trên 12 kinh chính và những huyệt ở mạch nhâm, mạch đốc. Một số huyệt vì tính năng chủ trị của nó mà được gọi là huyệt đặc biệt.

Những huyệt trên kinh có tính chất, vị trí, tác dụng gần giống nhau được xếp thành nhóm và có tên gọi riêng.

Huyệt nguyên

Đại diện cho đường kinh, nơi khí huyết tập trung nhiều nhất so với các vùng huyệt khác. Các huyệt này nằm ở ngay hoặc gần cổ tay, cổ chân; mỗi kinh chính có một huyệt nguyên.

Đặc tính : Huyệt nguyên có quan hệ mật thiết với tam tiêu. Tác động vào đó có thể thúc đẩy chức năng của các cơ quan, điều hoà hoạt động nội tạng. Vì thế bệnh của ngủ tạng, lục phủ đều lấy huyệt nguyên của chúng để điều trị. Huyệt nguyên có tác dụng chữa các chứng hư hay thực của tạng phủ thuộc kinh mạch của huyệt. Ngoài ra qua nó có thể chẩn đoán được bệnh của tạng phủ và kinh lạc.

Huyệt lạc

Nơi tương thông của các kinh dương, kinh âm có quan hệ biểu lý.

Có 15 huyệt lạc, 14 huyệt thuộc 12 kinh chính, hai mạch nhâm – đốc và một huyệt lạc thuộc đại lạc của tỳ (tổng lạc).

Đặc tính : Huyệt lạc dùng để trị bệnh trên kinh thuộc huyệt và kinh có quan hệ biểu lý. Ngoài ra có thể dùng phôi hợp với huyệt nguyên của bản kinh để tăng tác dụng chữa bệnh.

Huyệt du ở lưng

Là những huyệt ở vùng lưng tương ứng với các tạng phủ, nơi khí của mỗi tạng phủ thẩm thấu tới. Các huyệt này đều nằm trên kinh túc thái dương bàng quang chạy dọc hai bên cột sống và đều mang tên tạng phủ tương ứng, trừ huyệt du ở lưng của tâm bào được gọi là quyết âm du.

Đặc tính : Huyệt du để chữa các chứng âm dương quá vượng của tạng phủ. Châm vào du huyệt có tác dụng rất lớn đến những hoạt động của tạng – phủ tương ứng. Ngoài ra, có thể dựa vào phản ứng không bình thường của huyệt du đế chẩn đoán bệnh của tạng phủ.

Huyệt mộ

Nơi khí của tạng phủ hội tụ lại trên vùng bụng, ngực. những huyệt mộ nằm trên đường kinh đi qua ngực bụng. Khi tạng phủ có bệnh thì vùng huyệt mộ tương ứng thường xuất hiện những phản ứng không bình thường.

Đặc tính : Các huyệt mộ để điều chỉnh hoạt động quá hưng phấn hoặc quá ức chế của tạng phủ. Qua những phản ứng bất thường của huyệt mộ có thể chẩn đoán được bệnh ở tạng phủ tương ứng.

Huyệt khích

Nơi kinh khí tụ lại, nằm sâu trong khe gân xương. Mỗi kinh chính có một huyệt khích, ngoài ra các mạch âm duy, dương duy, âm kiểu, dương kiểu cũng có một huyệt khích. Tổng cộng có 16 huyệt khích.

Đặc tính : Huyệt khích dùng để điều trị với hiệu quả cao những chứng bệnh cấp tính của các kinh hoặc các tạng phủ của kính đó. Khi tạng – phủ thuộc đường kinh mang tên tạng phủ có bệnh thì những thay đổi cảm giác (đau, trướng…) được biểu hiện ở huyệt khích nên cũng có thể dùng nó để chẩn đoán những bệnh cấp tính.

Huyệt ngũ du (bản du)

Là 5 loại huyệt phân bố từ đầu mút các chi tới khuỷu tay và đầu gối, đại diện sự vận hành kinh khí của từng kinh chính. Huyệt ngủ du được phân bố theo thứ tự : Tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp.

Kinh khí vận hành trong kinh lạc được ví như dòng nước chảy mạnh, yếu, lớn, nhỏ, nông, sâu ở từng chỗ khác nhau.

Huyệt tỉnh : Nơi mạch khí khởi đầu giống như nước đầu nguồn bắt đầu chảy ra mạch khí nông, nhỏ.

Huyệt huỳnh : Mạch khí chảy qua giống như nước đã thành dòng, mạch khí hơi lớn.

Huyệt du : Mạch khí dồn lại giống như nước chảy liên tục, mạch khí to và sâu hơn.

Huyệt kinh : Mạch khí chảy giống như dòng nước xiết, mạch khí sâu.

Huyệt hợp :Mạch khí tụ lại hợp thành dòng vừa to, vừa sâu, như cả dòng suối hợp lại thành sông.

Đặc tính : Dùng để trị bệnh thuộc đường kinh của huyệt với hiệu quả cao. Mồi loại huyệt tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp có tác dụng chữa bệnh riêng.

Nội kinh viết : “tỉnh chu tâm dưới đầy; huỳnh chủ thân nhiệt; du chủ thân thể nặng nề, khớp đau; kinh chủ hen suyễn, hàn nhiệt; hợp chủ khí nghịch, ỉa đái nhiều…” Huyệt ngũ du được phân loại theo học thuyết ngũ hành. Vì vậy ta có thể vận dụng qui luật tương sinh, tương khắc của học thuyết này để mở rộng khả năng chữa bệnh của huyệt.

Tám huyệt hội

Tám huyệt này nằm trên các kinh chính và mạch nhâm, mỗi huyệt là nơi tụ hội một chức năng chính của 8 tổ chức : Tạng, phủ, khí, huyết, xương, tuỷ, gân, mạch.

Đặc tính : Dùng để chữa bệnh thuộc 8 tổ chức trên cơ thể với hiệu quả cao.

Huyệt giao hội của 8 mạch

Là những huyệt ở nơi giao nhau của 8 mạch khác với 12 kinh chính. những huyệt này đều nằm ở tứ chi.

Đặc tính : Dùng để trị bệnh thuộc cả 12 kinh chính và 8 mạch.

Huyệt giao hội

Những huyệt ở nơi giao nhau của hai đường kinh trở lên.

Đặc tính : Có thể dùng để chữa bệnh của kinh có liên quan đến huyệt. Một huyệt có thể có tác dụng đến nhiều kinh.

kinh mạch Du Mộ Khích lạc
Phế 1 Phế du VI-13 Trung phủ 1-1 Khổng tối I-6 Liệt khuyết I-7
Đại trường II Đại trường du Vll-25 Thiên khu 11-25 Ôn lưu II-7 Thiên lịch II-6
Vị III VỊ du VII-21 Trung quản XIV-12 Lương khẩu m-34 Phong long III-40
IV Tý đu VII-20 Chương môn XII-13 Địa cơ IV-e Công tôn IV-4
Tâm V Tâm du VII-15 Cự khuyết XIV-14 Âm khích v-6 Thông lý V-5
Tiểu trưởng VI Tiểu trưởng du VH-27 Quan nguyên XIV-4 Dưỡng lão VI-6 Chi chinh VI-7
Bàng quang VII Bàng quang du VII-28 Trung cực XIV-3 Kim môn VII-63 Phi dương VII-58
Thận VIII Thận du VII-23 Kinh môn XI-25 Thủy tuyền VIII-5 Đại chung VII-4
Tâm bào IX Quyết ám du Vll-14 Đản trung XIV-17 Khích mốn IX-4 Nội quan IX-6
Tam tiẻu X Tam tiêu du Vll-22 Thạch môn XlV-5 Hòi tông X-7 Ngoại quan X-5
Đởm XI Đỏm du VII-19 Nhật nguyệt XI-24 Ngoại kháu XI-36 Quang minh XI-37
Can XII Can du VII-18 Kỹ môn Xll-14 Trung đô Xll-6 Lãi câu XII-5
Đổc XIII Trường cường XIII-1
Nhàm XIV Cưu vĩ XIV-15
Dương kiểu Phụ dương VII-59
Âm kiểu Giao tin VIll-8
Dương duy Dương giao XI-35
Âm duy Trúc tàn VII-9

BẢNG HUYỆT GIAO HỘI TÁM MẠCH

Kinh

IV

Tàm bào IX Tiểu trưởng VI Bàng quang VII Đỏm

XI

Tamtièu

X

Phế

I

Thận

VIII

Huyệt Còng tòn Nội quan Hậu khê Ttiânmach Lâm khấp Ngoại quan Liệt khuyết Chiếu hàí
giao hội IV-4 IX-6 VI-3 VII-62 XI-41 X-5 I-7 VIII-6
Mạch Xung Àm duy Đốc Dưong kiểu Đới Ouong duy Nhăm Âm kiểu
XV XX XIII XVII XVI XIX XIV XVIII

BẢNG TÁM HUYỆT HỘI

Tám loại hội Phủ Tang Khí Huyết Cốt Tủy Cân Mạch
Tên

huyệt

Trung quản XIV-12 Chương

môn

XII-13

Đản

trung

X1V-17

Cách du VII-17 Đai trử

vin 1

Huyễn chung XI-39 Dương lãng tuyén XI 34 Thái

yyên

í-9

Kinh

Huyệt

Thù

Thái

Túc

âm

Thù / Túc Thiếư âm Thủ / Túc Quyết âm
Phé Ty Tâm Thận Tâm bào Can
Tỉnh Thiếu Ấn bạch Thiếu xung Dũng tuyền Trung xung Đạl đỏn
(kim) thương

1-11

IV-1 V-9 Vlll-1 XI-9 XII-1
Huỳnh Ngư tế Đại đô Thiếu phủ Nhiên cổc Lao cung Hành gian
(hoả) 1-1 ữ IV-2 V-8 VllI-2 IX-8 XII-2
Du, Nguyên Thái uyên Thái bạch Thần môn Thái khê Đại lăng Thái xung
(lhfi) 1-9 IV-3 V-7 VIII-3 IX-7 XII-3
Kinh Kinh cử Thương Linh đạo Phục lưu Giàn sử Trung
(kim) 1-8 khâu

IV-5

V4 VIII-7 IX-5 phong

XII-4

Hợp Xích trạch Âm lăng thiếu hải Âm cốc Khúc trạch Khúc tuyến
(thủy) 1-5 tuyền

IV-9

V-3 VIII-10 IX-3 XII-8

BẢNG HUYỆT NGU DU 6 KINH DƯƠNG

Kinh Huyệt Thủ / Túc Thái dương Thủ / Túc Thái dương Thủ / Túc Thiếu dương
Đại trường Vị Tiểu trường Bàng quang Tam tiẽu Đỏm
Tình Thương Lệ đòai III- Thiếu trạch Chí âm VII- Quan xung Khiếu âm
(kim) dương II-1 45 VM 67 X-1 XI-44
Huỳnh Nhị gian Nội đình Tiền cốc VI- Thông cốc Dịch môn Hiệp khè
(thủy) II 2 III-44 2 VII-66 X-2 Xt-43
Du Tâm gian Hãm cốc Háu khê VI- Thức cốt Trung chữ Túc làm kháp
(mộc) II-3 III-43 3 VII-65 X-3 Xi-43
Nguyên Hợp cốc Xưng dương Uyển cốt VI- Kinh cốt Dương tri Khâu khư
H-4 III 42 4 VII-64 X-4 XI-40
Kinh Dương khê Giải khê Dương cốc Côn lôn Chi câu Dương phụ
(hoà) II 5 III-41 VI 5 VII-60 X-6 XI-38
Hơp Khúc tri Túc tam tỳ Tiểu hài ủy trung Thiên tỉnh Dương
(thổ) II-11 III-36 VI-8 VII-40 x-to lăng tuyền XI-34

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận