Huyệt Cực Tuyền

HUYỆT: Cực Tuyền

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Cực: nơi tận cùng. Tuyền = dòng nước chảy. Tâm chủ huyết mạch, giống như dòng nước chảy; Huyệt ở chỗ cao nhất (cực) của kinh Tâm, vì vậy gọi là Cực Tuyền (Trung Y Cương Mục).

XUẤT XỨ

Giáp Ất Kinh.

VỊ TRÍ

Chỗ lõm ở giữa hố nách, khe giữa động mạch nách, sau gân cơ nhị đầu và gân cơ quạ cánh tay.

ĐẶC TÍNH

Huyệt thứ 1 của kinh Tâm.

TÁC DỤNG

Lý khí, khoan hung, thông kinh, hoạt lạc.

CHỦ TRỊ

Trị cánh tay đau, chi trên liệt, khớp vai viêm, quanh khớp vai viêm, tim đau thắt.

CHÂM CỨU

Châm thẳng 0,5 – 1 thốn. Cứu 1 – 3 tráng, Ôn cứu 3 – 5 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là khe giữa động mạch nách và mặt sau gân cơ quạ cánh tay, gân cơ 2 đầu (phần ngắn), trước nữa là mặt sau cơ ngực to, ở trên là đầu trên xương cánh tay.

• Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ–da cánh tay và thần kinh ngực to của đám rối cánh tay.

• Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D3.

PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Hiệp Bạch (P 3) trị tim đau, tim đầy tức (Tư Sinh Kinh).

2.Phối Thái Uyên (P 7) + Thái Xung (C 3) + Thiên Đột (Nh 22) + Thiên Lịch (Đtr 6) trị họng khô (Tư Sinh Kinh).

3.Phối Dương Bạch (Đ 14) + Tỳ Du (Bq 20) trị tay chân khó co duỗi (Tư Sinh Kinh).

4.Phối Dương Phụ (Đ 38) + Khâu Khư (Đ 40) + Kiên Điểm + Nội Quan (Tb 6) + Thiếu Hải (Tm.3) trị hố nách đau (Châm cứu Học Thủ Sách).

5.Phối Âm Giao (Nh 7) + Lậu Cốc (Ty 7) trị tim đau quặn (Châm cứu Học Thượng Hải).

6.Phối Dương Lăng Tuyền (Đ 34) + Ngoại Quan (Ttu.5) trị hông sườn đau (Châm cứu Học Thượng Hải).

GHI CHÚ

• Không vê kim để tránh làm tổn thương các bó mạch thần kinh nách.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận