Huyệt Cực Tuyền: Vị trí, tác dụng điều trị | Kinh thủ thiếu âm tâm

 

Cực Tuyền

Tên Huyệt Cực Tuyền:

Cực ý chỉ rất cao, ở đây hiểu là huyệt cao nhất ở nách.

Tuyền = suối nước .

Tâm chi phối sự lưu thông huyết trong các mạch, ví như dòng chảy của suối.

Huyệt ở Vị Trí huyệt cao nhất của kinh Tâm, nằm ở giữa nách, nơi có thể sờ thấy động mạch nách. Sự lưu thông huyết ở đây nhanh và mạnh, giống như nước suối chảy từ trên xuống, vì vậy gọi là Cực Tuyền (Trung Y Cương Mục).

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Đặc TínhHuyệt Cực Tuyền:

Huyệt thứ 1 của kinh Tâm.

Vị TríHuyệt Cực Tuyền

Chỗ lõm ở giữa hố nách, khe giữa động mạch nách, sau gân cơ nhị đầu và gân cơ quạ cánh tay.

Giải Phẫu:

Dưới da là khe giữa động mạch nách và mặt sau gân cơ quạ cánh tay, gân cơ 2 đầu (phần ngắn), trước nữa là mặt sau cơ ngực to ở trên là đầu trên xương cánh tay.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ-da cánh tay và thần kinh ngực to của đám rối cánh tay.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết doạn thần kinh D3.

Chủ Trị:

Trị cánh tay đau, chi trên liệt, khớp vai viêm, quanh khớp vai viêm, tim đau thắt.

Phối Huyệt:

1. Phối Hiệp Bạch (Phế 3) trị tim đau, đầy tức (Tư Sinh Kinh).

2. Phối Thái Uyên (Phế 7) + Thái Xung (C.3) + Thiên Đột (Nh.22) + Thiên Lịch (Đại trường.6) trị họng khô (Tư Sinh Kinh).

3. Phối Dương Bạch (Đ.14) + Tỳ Du (Bàng quang.20) trị tay chân khó co duỗi (Tư Sinh Kinh).

4. Phối Dương Phụ (Đ.38) + Khâu Khư (Đ.40) + Kiên Điểm + Nội Quan (Tâm bào.6) + Thiếu Hải (Tm.3) trị hố nách đau (Châm Cứu Học Thủ Sách).

5. Phối Âm Giao (Nh.7) + Lậu Cốc (Tỳ 7) trị tim đau quặn (Châm Cứu Học Thượng Hải ).

6. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Ngoại Quan (Tam tiêu.5) trị hông sườn đau (Châm Cứu Học Thượng Hải ).

Cách châm Cứu:

Châm thẳng 0, 5 – 1 thốn. Cứu 1 – 3 tráng, Ôn cứu 3 – 5 phút.

Ghi Chú: Không vê kim để tránh làm tổn thương các bó mạch thần kinh nách

Xem thêm: Kinh thủ thiếu âm tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận