Huyệt Cự Cốt

HUYỆT: Cự Cốt

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Huyệt ở gần u xương vai, giống như một xương (cốt) to (cự), vì vậy gọi là Cự Cốt.

XUẤT XỨ

Thiên ‘Khí Phủ Luận’ (Tố Vấn 59).

VỊ TRÍ

Chỗ lõm giữa xương đòn với gai sống vai.

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 16 của kinh Đại Trường.

• Huyệt giao hội với mạch Âm Kiểu, nơi kinh Đại Trường qua Đốc Mạch ở huyệt Đại Chùy, trước khi tới rãnh Khuyết Bồn.

TÁC DỤNG

Tán uế, thông lạc, giáng khí.

CHỦ TRỊ

Trị bệnh ở khớp vai, lưng, chi trên, lao hạch.

CHÂM CỨU

Châm thẳng hoặc hơi xiên xuống dưới bên ngoài, sâu 0,5 – 1,5 thốn, Cứu 3 – 7 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là cơ thang, cơ trên gai.

• Thần kinh vận động cơ là dây trên vai của đám rối thần kinh nách, nhánh ngoài của dây thần kinh sọ não số XI và 1 nhánh của đám rối cổ sâu.

• Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C4.

PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Tiền Cốc (Ttr 2) trị tay không giơ lên được (Tư Sinh Kinh).

2.Phối Thiên Liêu (Ttu.15) + Kiên Ngung (Đtr 15) + Tý Nhu (Đtr 14) + Nhu Hội (Ttu.13) trị cơ tam giác ở vai sưng đau (Trung Quốc Châm cứu Học).

3.Phối Khổng Tối (P 6) + Ngư Tế (P 9) + Xích Trạch (P 5) trị ho ra máu (Châm cứu Học Thượng Hải).

4.Phối Dương Lăng Tuyền (Đ 34)+ Kiên Liêu (Ttu.14) thấu Cực Tuyền (Tm 1) trị quanh khớp vai viêm (Châm cứu Học Thượng Hải).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận