Huyệt Ân Môn: Vị trí, tác dụng điều trị | Kinh túc thái dương bàng quang

Ân Môn

Tên Huyệt Ân Môn:

Huyệt ở nơi vùng nhiều (ân) thịt, lại là cửa (môn) nối giũa huyệt Ủy Trung (Bàng quang.40) và Thừa Phò (Bàng quang.36), vì vậy gọi là Ân Môn (Trung Y Cương Mục).

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính Huyệt Ân Môn:

Huyệt thứ 37 của kinh Bàng Quang.

Vị Trí Huyệt Ân Môn

Dưới nếp mông 6 thốn, mặt sau xương đùi, điểm giữa khe của cơ bám gân và cơ nhị đầu đùi.

Giải Phẫu:

Dưới da là bờ trong cơ 2 đầu đùi, bờ ngoài cơ bán gân và cơ bán mạc, cơ khép lớn, mặt sau đùi.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh hông và nhánh của dây thần kinh bịt.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2.

Chủ Trị Huyệt Ân Môn:

Trị lưng và đùi đau, thoát vị đĩa đệm, chi dưới liệt.

Phối Huyệt:

1. Phối Uỷ Dương (Bàng quang.39) trị lưng đau không cúi ngửa được (Tư Sinh Kinh).

2. Phối Thận Du (Bàng quang.23) + Uỷ Dương (Bàng quang.39) trị lưng đau không xoay trở được (Châm Cứu Học Giản Biên).

3. Phối Giáp Tích ở thắt lưng 4-5 trị thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Cách châm Cứu Huyệt Ân Môn:

Châm thẳng 1 – 1, 5 thốn – Ôn cứu 5 – 15 phút.

Xem thêm: Các huyệt trên Kinh túc thái dương bàng quang

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận