Huyệt Âm Lăng Tuyền

HUYỆT: Âm Lăng Tuyền

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Huyệt nằm ở chỗ lõm (giống như con suối nhỏ = tuyền) ở dưới đầu xương chầy (giống hình cái gò mả = lăng), ở mặt trong chân (Âm) vì vậy gọi là Âm Lăng Tuyền (Trung Y Cương Mục).

TÊN KHÁC

Âm Chi Lăng Tuyền, Âm Lăng.

XUẤT XỨ

Thiên ‘Bản Du’ (Linh Khu 2).

VỊ TRÍ



• Ở chỗ lõm làm thành bởi bờ sau trong đầu trên xương chầy với đường ngang qua nơi lồi cao nhất của củ cơ cẳng chân trước xương chầy, ở mặt trong đầu gối. Hoặc dùng ngón tay lần theo bờ trong xương ống chân, đến ngay dưới chỗ lồi xương cao nhất, đó là huyệt.

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 9 của kinh Tỳ.

• Huyệt Hợp, thuộc hành Thủy.

TÁC DỤNG

Điều vận trung tiêu, hóa thấp trệ, điều hòa bàng quang.

CHỦ TRỊ

Trị khớp gối viêm, kinh nguyệt không đều, ruột viêm, di tinh, cổ trướng, tiểu không thông, tiểu dầm.

CHÂM CỨU

Châm thẳng (theo mé bờ sau xương ống chân), sâu 1 – 2 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là bờ sau – trong và mặt sau đầu xương chầy, chỗ bám của cơ kheo, dưới chỗ bám của cơ bán mạc, mặt trước cơ sinh đôi trong.

• Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau và nhánh của dây thần kinh hông kheo.

• Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.

PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Tam Âm Giao (Ty 6) trị bụng bị lạnh (Tư Sinh Kinh).

2.Phối Liệt Khuyết (P 7) + Thiếu Phủ (T.8) trị tâm thống (Tư Sinh Kinh).

3.Phối Ẩn Bạch (Ty 1) trị trong ngực nóng, thình lình tiêu chảy (Tư Sinh Kinh).

4.Phối Dương Lăng Tuyền (Đ 34) trị tiểu bí (Tư Sinh Kinh).

5.Phối Địa Cơ (Ty 8) + Hạ Quản (Nh 11) trị bụng cứng (Tư Sinh Kinh).

6.Phối Giải Khê (Vi 41) + Thái Bạch (Ty 4) + Thừa Sơn (Bq 57) trị thổ tả (Châm cứu Đại Thành).

7.Phối Dương Lăng Tuyền (Đ 34) trị đầu gối sưng (Ngọc Long Kinh).

8.Phối Tam Âm Giao (Ty 6) + Thủy Phân (Nh 9) + Trung Cực (Nh 3) + Túc Tam Lý (Vi 36) trị tiểu bí, bụng trướng nước (Châm cứu Học Giản Biên).

9.Phối Chí Âm (Bq 67) + Dương Cương (Bq 48) + Đởm Du (Bq 19) + Nhật Nguyệt (Đ 24) + Tam Âm Giao (Ty 6) trị hoàng đản (Trung Quốc Châm cứu Học Khái Yếu).

10.Phối Dương Lăng Tuyền (Đ 34) + Đại Đôn (C 1) trị tiểu khó (Châm cứu Học Thượng Hải).

10.Phối Quan Nguyên (Nh 4) + Thủy Phân (Nh 9) + Túc Tam Lý (Vi 36) + Tam Âm Giao (Ty 6) trị cổ trướng (Châm cứu Học Thượng Hải).

THAM KHẢO

• “Bệnh ở phía trên và trong cơ thể (thuộc về tạng) phải thủ huyệt Âm Lăng Tuyền” (Linh Khu 1, 127).

• Nhiệt bệnh, rốn đau kịch liệt, lan lên ngực và hông sườn đau nhói, châm Dũng Tuyền (Th 1) + Âm Lăng Tuyền “ (Linh Khu.23, 29).

• “Huyệt Âm Lăng Tuyền và Thuỷ Phân (Nh 9) làm tiêu dược chứng thuỷ thũng, vùng rốn đầy” (Bách Chứng Phú).

• “Huyệt Âm Lăng Tuyền trị chứng ngực đầy” (Tịch Hoằng Phú).

• “Huyệt Âm Lăng Tuyền khai thông ở thuỷ đạo” (Thông Huyền Chỉ Yếu Phú).

• “Chứng hạc tất phong làm cho gối bị sưng, châm 2 huyệt Dương Lăng Tuyền (Đ 34) rồi đến Âm Lăng Tuyền” (Ngọc Long Kinh).

• “Đau từ tiểu trường lan đến vùng rốn, trước châm Âm Lăng Tuyền rồi đến Dũng Tuyền (Th 1)” (Thiên Tinh Bí Quyết).

• “Tả Bá Hội (Đc 20) + bổ Âm Lăng Tuyền có tác dụng giống như bài Bán Hạ BạchTruật Thiên Ma Thang trong sách Y Học Tâm Phương (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).

• “Huyệt Âm Lăng Tuyền, Khí Hải, Quan Nguyên và Trung Cực có công hiệu khác nhau: Huyệt Âm Lăng Tuyền là yếu huyệt về thấp khí, có tác dụng vận hóa thủy thấp, kiện Tỳ, bổ hư, hành thấp, ôn Tỳ, thường dùng trong trường hợp Tỳ hư, thấp thịnh hoặc thấp ức chế Tỳ thổ. Huyệt Khí Hải là yếu huyệt về Nguyên khí, thường dùng trị nguyên khí bất túc; . . Huyệt Quan Nguyên chủ yếu về Dương khí, có tác dụng điều nhiếp thủy đạo, ôn bổ nguyên dương, thường dùng khi chân dương bất túc. Huyệt Trung Cực là yếu huyệt về thủy khí, có tác dụng điều nhiếp thủy đạo, nhiếp và lợi tiểu, thường dùng để thông nhiếp thủy đạo (Du Huyệt Công Năng Giám Biệt).

• “Tả Âm Lăng Tuyền + Hành Gian (C 2) + Khâu Khư (Đ 40) có tác dụng tả thực nhiệt ở Can Đởm, giống bài Long Đởm Tả Can Thang của sách Hòa Tễ CụcPhương (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).

• “Âm Lăng Tuyền, Tam Âm Giao, Thái Bạch là 3 huyệt của kinh Tỳ nhưng có công dụng khác nhau: Âm Lăng Tuyền: có tác dụng kiện Tỳ, khứ thấp, trị Tỳ bị hư yếu”

Tam Âm Giao: có tác dụng kiện Tỳ, nhiếp huyết trị Tỳ không thống huyết. Thái Bạch: có tác dụng kiện Tỳ, bổ hư, trị Tỳ bị hư yếu. (Du Huyệt Công Năng Biệt Giám). “Châm tả Phong Long + tả Âm Lăng Tuyền (Ty 9) có tác dụng giống như bài NhịTrần Thang của sách Hòa Tễ Cục Phương (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận