Huyệt A Thị Huyệt

HUYỆT: A Thị Huyệt

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Khi ấn trên cơ thể người bệnh, đến chỗ nào người bệnh tỏ dấu hiệu đau, thầy thuốc reo lên: “A, đây rồi” (Thị), vì vậy gọi là A Thị Huyệt.

TÊN KHÁC

Áp Thống Điểm, Bất Định Huyệt, Thiên Ứng Huyệt.

XUẤT XỨ

Bị Cấp Thiên Kim Yếu Phương.

VỊ TRÍ

Huyệt không có vị trí nhất định, có thể nằm trên hoặc ngoài đường kinh.

CHỦ TRỊ

Thông kinh, hoạt lạc, làm máu huyết lưu thông, sơ thông kinh khí, giảm đau cục bộ.

CHÂM CỨU

Tùy vị trí từng huyệt.

THAM KHẢO

• Chương ‘Cứu Liệt’ sách Thiên Kim Phương ghi: “Nước Ngô, nước Thục đa số dùng phép cứu, có phép A Thị. Mỗi khi bệnh nhân đau thì xoa bóp ở trên đó, thường ở phía ngoài, tuy không có huyệt nhưng làm cho dễ chịu, hết đau, vì vậy gọi là A Thị. Dùng phép cứu thấy hiệu nghiệm, vì vậy gọi là A Thị Huyệt”.

• “Phương pháp này xuất phát từ thiên ‘Kinh Cân’ (Linh Khu 13): “Dĩ thống vi du” (Lấy chỗ đau làm huyệt).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận