[Bệnh học] Đề phòng chuyển dạ đẻ non (chẩn đoán và điều trị)

Chuyển dạ đẻ non là sự chuyển dạ bát đầu trước tuần thứ 37 của thai nghén; nó gây ra 85% bệnh tật và tử vong trẻ sơ sinh. Sự khởi phát chuyển dạ là hậu quả của một chuỗi phức hớp các sự kiện sinh học liên quan đến những yếu tố điều hòa mà đến nay chưa được hiểu biết mấy. Những yếu tố nguy cơ có ý nghĩa nhất gây chuyển dạ đẻ non là tiền sử có đẻ non, ối vỡ non nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc tiếp xúc với diethylstilbestrol. Thai nghén hiện tại, đa thai và phẫu thuật bụng hay cổ tử cung là đặc biệt quan trọng.

Giáo dục bệnh nhân để nhận biết những cơn co tử cung đều đặn thường xuyên bằng cách báo động cho nhân viên y tế để đánh giá những bệnh nhân hây sớm và bắt đầu điều trị sẽ hạ thấp tỷ lệ đẻ non, nếu như những biến đổi cổ tử cung có thể được nhận thấy. Cần nghỉ làm việc hoặc những hoạt động thể lực vì chúng có liên quan đến gây co tử cung. Nghỉ ngơi tại nhà thường là đủ để làm thưa cơn co tử cung. Những máy theo dõi cơn co tử cung (monitor) nhẹ có thể xách tay được cho phép bà mẹ ghi lại hoạt động tử cung bất kỳ lúc này hoặc ghi vào bảng và để chuyển dữ liệu đến trung tâm cuối cùng để phân tích bằng điện thoại.

Trong những tình huống khẩn cấp hơn, tiêm tĩnh mạch magie sulfat với các liều lượng tương đương với những liều được sử dụng trong điều trị tiền sản giật là một biện pháp làm giảm co tử cung có hiệu quả và có thể dùng được trước khi tiêm tĩnh mạch thuốc beta adrenergic được bắt đầu. Dùng magie sulfat 4 hoặc 6 gam uống, sau đấy cho truyền liên tục 2 – 3 g/giờ. Tỷ lệ có thể được tăng lên 1 g/giờ cứ 1,5 – 2 giờ cho đến khi hết cơn co tử cung hoặc nồng độ magie sulfat máu đạt đến 6 – 8rng/dL. Cứ 4 – 6 giờ phải định lượng magie sulfat để theo dõi nồng độ trong máu cho điều trị. Sau khi đã hết các cơn co trong 24 – 48 giờ, có thể ngừng magie và đánh giá lại tình trạng.

Cơ trơn tử cung được kiểm soát bởi hệ thống thần kinh giao cảm một cách mạnh mẽ và sự kích thích các thụ thể β2 làm giãn cơ tử cung. Sau đấy ức chế sự co bóp tử cung có thể đạt được bằng cách dùng thuốc beta adrenergic như là ritodrin hoặc terbutalin.

Ritodrin có thể được đưa vào bằng truyền tĩnh mạch pha trong dung dịch Ringer lactat, bắt đầu với tốc độ 50mg/phút và cứ 20 phút một lần tăng lên 50mg/phút cho đến khi hết cơn co hoặc theo dõi trong 10 phút cơn co giảm đi hoặc cho đến khi tốc độ truyền đạt được 350mg/phút. Sau 1 giờ trương lực cơ bản đạt được như ý muốn thì tốc độ truyền giảm xuống cứ 30 phút một lần 50mg/phút cho đến nồng độ mà nó vẫn tiếp tục ức chế được. Nếu như chuyển dạ lại xảy ra, các chế độ điều trị thăng giảm như trên có thể được lặp lại. Liệu pháp uống bắt đầu 30 phút trước khi ngừng tiêm tĩnh mạch ritodrin và được tiếp tục với liều 10 – 20mg cứ 4 – 6 giờ một lần. Sự tăng nhịp tim 20 – 40 nhịp/phút liên quan đến liều lượng có thể xảy ra. Sự tăng huyết áp tâm thu đến 10mmHg là co thể và huyết áp tâm trương có thể giảm 10 – 15 mmHg trong khi truyền thuốc. Tuy thế công suất tim tăng lên một cách đáng kể. Sự tăng nhất thời đường máu, insulin và acid béo cùng với sự giảm nhẹ kali máu đã được công bố. Có thể có sự tăng nhịp tim thai nhẹ hoặc không có. Không thấy trường hợp tử vong chu sinh nào do thuốc gây ra. Những tác dụng phụ cho mẹ đòi hỏi phải hạn chế liều lượng là cơn nhịp nhanh (≈ 120 nhịp/phút) và hồi hộp, bồn chồn. Sử dụng dịch nên hạn chế đến 2500ml/24 giờ. Các tác dụng phụ nghiêm trọng (phù phổi, đau ngực có hoặc không có biến đổi điện tâm đồ) thường là riêng biệt đối với từng người, nó không liên quan đến liều lượng, tốt nhất là ngừng điều trị.

Người ta phải nhận biết được các trường hợp trong đó có ca đẻ không đúng thời hạn là sự đe doạ duy nhất đến cuộc sống và sức khoẻ của đứa trẻ. Một cố gắng nên làm để loại trừ (1) tình trạng người mẹ làm hại đến môi trường trong tử cung và gây ra đẻ non ít nguy cơ hơn thí dụ như tiền sản giật – sản giật; (2) tình trạng của thai cũng có thể được giúp đỡ bàng cách cho đẻ sớm hoặc có thể cố gắng ngăn chặn chuyển dạ đẻ non vô nghĩa ví dụ như chứng nguyên hồng cầu huyết nặng ở thai nhi; và (3) những tình huống lâm sàng trong đó có khả năng làm ngừng chuyển dạ đẻ là vô ích ví dụ như ối vỡ sớm, cổ tử cung đã xoá hết và đã mở hơn 3cm, cuộc chuyển dạ đang tiến triển mạnh mẽ.

Trong trường hợp thai nghén dưới 34 tuần, betamethason (12 mg tiêm bắp, lặp lại trong 24 giờ) được sử dụng để thúc đẩy sự trưởng thành của phổi thai nhi và cho phép đẻ 48 giờ sau khi việc điều trị đã bắt đầu, khi mà sự kéo dài thời kỳ thai nghén là chống chỉ định.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận