[Phương thang] Đại bổ âm hoàn

Thành phần

1.Hoàng bá4 lạng.

2.Tri mẫu4 lạng.

3.Thục địa6 lạng

4.Quy bản8 lạng.

Cách dùng

Nghiền nhỏ 4 vị nói trên hòa với nước tủy xương sống lợn đun chín và mật luyện thành hoàn lớn, các hiệu thuốc có bán thuốc chế sẵn, ngày dùng 8-12 gam, uống lúc đói với trước muối nhạt, theo tỷ lệ liều lượng đổi thành thuốc thang, đun sắc chia 2 lấn uống.

Công dụng

Bổ thận âm, tả hư hỏa ở can thận.

Chữa chứng bệnh

Can thận âm hư, hư hỏa thượng cang biểu hiện sốt theo cơn, đổ mồ hôi trộm, lưng đau chân run, mặt đỏ thăng hỏa, hoa mắt tai ù, hoặc ho khạc ra huyết, hoặc tâm phiền dễ nổi giận, hoặc ngủ ít mộng nhiều, mộng tinh.

Giải bài thuốc

Bài này là phương thuốc điển hình về tư âm giáng hỏa. Các vị thuốc dùng trong bài đều thuộc loại tư âm giáng hỏa, bổ thận thêm tinh nên đặt tên là Đại bổ âm hoàn, nhưng tác dụng các vị thuốc ấy không hoàn toàn giống nhau như Hoàng bá, Tri mẫu dược tính là khổ hàn, cùng dùng 2 vị đó có tác dụng tả hỏa tương đối mạnh, dùng nó tả hỏa để giữ được âm dịch. Thục địa đại bổ thận âm mà sinh huyết, Quy bản, tủy xương sống lợn thuộc loại huyết nhục làm tăng tinh, ích tủy mạnh hơn, nguyên ý của Chu Đan Khê định ra bài thuốc này là dựa trên lý luận “âm thường không đủ, dương thường có thừa nên thường phải dưỡng âm”. Nhất là đối với bệnh lao phổi mà đặc chứng lâm sàng là âm hư hỏa vượng ông cho rằng: “hỏa vượng mà sinh bệnh, 10 phần có đến 8, 9 hỏa suy mà thành tật

bệnh, trăm phần không có đến 1-2”. Vì vậy ông cho rằng muốn bổ âm huyết, trước hết phải tả hỏa, tả hỏa là bảo tồn âm huyết. Bài này là một phương thuốc vừa tả hỏa vừa bổ âm kết hợp với nhau, với các triệu chứng âm hư hỏa vượng đều dùng được như tỳ vị hư nhược thì kiêng dùng.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận