[Nhi khoa] Đặc điểm hệ thần kinh trẻ em

Đặc điểm giải phẫu và cấu tạo hệ thần kinh trẻ em

Não bộ

Ống thần kinh được hình thành từ ngày thứ 18 của phôi từ phần ngoại bì. Phần trên (đoạn đầu) của ống thần kinh được phát triển thành não, phần dưới thành tuỷ sống.

Từ đoạn đầu của ống thần kinh, não bộ đượ c hình thành và trải qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn hình thành 1 túi não, từ các túi não sẽ hình thành nên các bộ phân của não:

Túi não sau tạo nên hành não, cầu não, tiểu não và não thất IV.

Túi não giữa tạo nên cuống đại não, củ não sinh tư và cống Silvius.

Túi trước tạo ra 2 bán cầu đại não, não thất bên, não thất III, đổi thị, vùng dưới đổi và tuyến yên.

Võ não bắt đầu phát triển từ tháng thứ 3 của phôi, tiếp tục phát triển cho đến lúc trẻ chào đời và các chức năng cơ bản được biệt hoá cho t ới 8 tuổi.

Não trẻ sơ sinh có trọng lượng tương đối lớn hơn so với người lớn (não trẻ sơ sinh nặng 370 – 390g, chiếm 12 – 13% trọng lượng cơ thể, trong khi não của người lớn nặng 1400g, chiếm 2,3 – 2,8 % trọng lượng cơ thể). Não trẻ em phát triển nhanh trong năm đầu, lúc 1 tuổi trọng lượng não tăng gấp đôi, sau 9 tuổi trọng lượng não tăng không đáng kể.

Bề mặt não trẻ sơ sinh có đầy đủ các rãnh thuỳ như người lớn, nhưng các rãnh còn nông hơn. Về sau, sự phát triển mạnh của vỏ não đã làm cho các rãnh ngày một sâu hơn.

Khi đứa trẻ được sinh ra, hệ thần kinh là những bộ phân phát triển ít nhất. Não chưa trưởng thành vì các sợi trục chưa được myelin hoá. Myelin là chất béo bao bọc xung quanh các dây thần kinh. Ngoài tác dụng bảo vệ không cho các xung động thần kinh lan toả sang các sợi thần kinh khác (như là vỏ cách điện), vỏ myelin còn có tác dụng duy trì tốc độ dẫn truyền điện thế hoạt động của sợi trục thần kinh (làm cho sự dẫn truyền các xung động được nhanh chóng hơn). Mặc dù quá trình myelin hoá được bắt đầu ở các sợi rễ trước và rễ sau của tuỷ sống từ tháng thứ 4 của phôi, nhưng mãi tới tháng thứ 6 sau đẻ, mới được myelin hoá ở các sợi dẫn truyền xuống bó tháp và kết thúc khi trẻ được 4 tuổi. Do vây, ở trẻ nhỏ, phản xạ Babinski vẫn có thể dương tính, nhưng không nói lên tổn thương bó tháp, mà chỉ là biểu hiện mang tính chất sinh lý.

Não của trẻ sơ sinh có khoảng 14 tỷ tế bào (có số liệu cho rằng não có 17 tỷ tế bào) như người lớn, vỏ não cũng chia làm 6 lớp, nhưng mãi đến 8 tuổi các tế bào mới được b iệt hoá hoàn toàn như người lớn. Lúc đầu, sự phát triển của não chủ yếu tâp trung vào các trung tâm dưới vỏ (như thể vân, thể thị, nhân xám), sau đó vỏ não và thể tân vân (thể vân mới) mới được hình thành và phát triển.

Não của trẻ sơ sinh khó phân biệt ranh giới giữa chất xám và chất trắng, vì thân tế bào thần kinh nằm lấn sang cả chất trắng.

Lưới mao mạch trong não trẻ sơ sinh phát triển mạnh, lưu lượng máu lên não lớn, thành mạch máu còn mỏng manh, khi bị ngạt sức bền thành mạch giảm nhiều (giảm tới 20%), nên dễ bị xuất huyết não.

Não của trẻ em có nhiều nước, protid và lipid. Đến 2 tuổi, thành phần hoá học não bộ của trẻ mới như ở người lớn.

Tiểu não

Sự biệt hoá của các tế bào thần kinh ở vỏ bán cầu tiểu não kết thúc vào khoảng tháng thứ 9 – 11. Tiểu não phát triển đổng thời cùng với sự phát triển của cơ quan vân động. Tiểu não có chức năng điều hoà tự động đối với sự vân động, trương lực cơ, thăng bằng và sự phối hợp các động tác. Do vây, trẻ thường biết đứng, đi sau 9 tháng, và chỉ có thể thực hiện phối hợp các động tác như múa, đi thăng bằng… sau 3 – 4 tuổi.

Tuỷ sống

Hình dáng: Tuỷ sống có hình trụ, hơi dẹt chiều trước sau.

Tuỷ sống có hướng đi uốn cong như hình cột sống: Uốn cong cổ lõm ra sau, uốn cong lưng lõm ra trước. Chóp tuỷ sống trẻ sơ sinh nằm tương đối thấp, ngang với đốt sống thắt lưng III, trong khi ở người lớn – nằm ngang với đốt sống thắt lưng II.

Trọng lượng tuỷ sống của trẻ sơ sinh là 2 – 6 g; trẻ 5 tuổi tăng gấp 3; trẻ 15 tuổi đạt 24 – 30g như người lớn.

Dịch não tuỷ

Số lượng dịch não tuỷ trẻ sơ sinh là 15 – 20 ml, trẻ 1 tuổi là 35 ml, người lớn là 120 – 150 ml.

Màu sắc dịch não tuỷ ở trẻ sơ sinh có thể hơi vàng, trùng với giai đoạn vàng da sinh lý.

Protein trong dịch não tuỷ của trẻ sơ sinh hơi cao (0, 4 – 0,8g/l), nên phản ứng Pandy có thể dương tính nhẹ.

Số lượng bạch cầu:

Trẻ đẻ non có thể lên tới 50 bạch cầu /mm3.

Trẻ sơ sinh có thể lên tới 30 bạch cầu /mm3.

Trẻ lớn, chủ yếu là lymphocyt không quá 5 bạch cầu /mm 3.

Dịch não tuỷ được tạo ra từ các đám rối mao mạch ở não thất bên. Từ đây, dịch não tuỷ đi qua lỗ Monro vào não thất III, tiếp tục qua cống Sylvius đi vào não thất IV, rổi qua lỗ Magendie và lỗ Luska đổ vào các xoang tĩnh mạch và khoang dưới nhện của não và tuỷ sống – nơi chúng sẽ được tiêu biến dần đi. Do vây, bất cứ rối loạn nào liên quan đến tăng tạo, giảm tiêu biến hoặc ngưng trệ sự lưu thông dịch não tuỷ đều có thể dẫn đến bệnh não úng thuỷ (Hydrocelphalia)

H thần kinh thực vật

Hệ thần kinh thực vât, bao gổm 2 hệ là giao cảm và phó giao cảm. Chúng hoạt động ngay sau đẻ, trong đó hệ thần kinh giao cảm chiếm ưu thế.

Hệ giao cảm (được ký hiệu là ɛ):

Gổm những sợi xuất phát từ các trung tâm ở sừng bên chất xám tuỷ sống

thuộc các đoạn từ đoạn lưng 1 (L1) đến đoạn thắt lưng 3 (S3).

Hạch của hệ giao cảm nằm ở gần trung tâm, nhưng xa tạng.

Hầu hết các tạng đều nhân các sợi 8, trừ tụy (chỉ nhân các sợi ɛ’).

Hệ phó giao cảm (được ký hiệu là ɛ’):

Gồm những sợi xuất phát từ các nhân Edinger – Westphel (cuống não), nhân nước bọt trên, nhân nước bọt dưới, nhân lưng (hành não) rồi lần lượt đi theo các dây thần kinh sọ não III, VII, IX và X.

Những sợi xuất phát từ các trung tâm ở sừng trước chất xám tuỷ sống thuộc các đoạn tuỷ cùng 1 – 4.

Hạch của hệ phó giao cảm nằm ở xa trung tâm, như ng lại ở gần hoặc ở ngay trong các tạng.

Hầu hết các tạng đều nhân các sợi s trừ dạ con (chỉ nhân các sợi s).

Đặc điểm sinh lý và bệnh lý hệ thần kinh trẻ em

Đặc điểm sinh lý

Do tế bào não chưa biệt hoá, các sợi trục thần kinh chưa được myeli n hoá nên phản ứng của vỏ não có xu hướng lan toả: Bất kỳ một kích thích nào dù là nhỏ cũng có thể gây nên một phản ứng toàn thân (ví dụ phản ứng bắt chộp).

Trong thời kỳ sơ sinh, do khả năng hưng phấn của vỏ não còn yếu, những kích thích của môi trường thường là quá mức, cho nên đã dẫn đến tình trạng ức chế bảo vệ, trẻ ngủ suốt này (ngủ từ 20 – 22 giờ/ngày).

Do vỏ não và thể vân mới chưa phát triển, nên các hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế. Do vây, ở trẻ sơ sinh có thể thấy có những vân động ngoại tháp như múa vờn, vân động chân tay bất thường.

ở trẻ sơ sinh, do hành tuỷ, dây thần kinh ngoại biên, dây thần kinh thị giác đã được myelin hoá nên trẻ có phản xạ bú, nuốt, khóc và nhìn cố định vào một điểm. Nhưng do quá trình myelin chưa được hoàn toàn, nên có những phản xạ là bệnh lý đối với trẻ lớn thì lại là sinh lý đối với trẻ nhỏ (như phản xạ Babinski).

Trong những năm đầu, để đảm bảo cho não có thể phát triển nhanh về khối lượng cũng như về chất lượng, nhu cầu về oxy và tuần hoàn não của trẻ cao hơn n gười lớn.

Điện não đồ cũng thay đổi theo tuổi:

Trẻ sơ sinh: Hoạt động điện não tâp trung vùng đỉnh và vùng trung tâm, sóng delta 0,5 – 3 chu kỳ/giây, điện thế 20 – 50 microvon, sóng không đồng đều, không đồng thời.

Trẻ dưới 1 tuổi: Hoạt động điện não đa số là sóng delta, vùng chẩm xuất hiện sóng theta 3 – 7 chu kỳ/giây.

Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Hoạt động điện não là sóng theta 3 – 7 chu kỳ/giây, điện thế 30 – 50 microvon.

Trẻ từ 4 tuổi trở lên: Sóng theta giảm dần, xuất hiện sóng alpha 8 – 12 chu kì/giây, biên độ 30 – 50 microvon.

Đặc điểm bệnh lý

Do các tế bào chưa được biệt hoá, thành phần hoá học có nhiều nước, cho nên dễ xảy ra hiện tượng phản ứng màng não và dễ có những phản ứng nặng nề hơn khi bị nhiễm trùng, nhiễm độc.

Đặc điểm về mao mạch não ở trẻ nhỏ phát triển mạnh, thành mạch mỏng và dễ nhạy cảm với hiện tượng thiếu oxy nên dễ xảy ra hiện tượng xuất huyết não màng não.

Do não bộ của trẻ nhỏ chứa nhiều nước, lại nằm trong hộp sọ không chắc, cho nên một chấn thương nhỏ như ngã ngồi, ngã từ tư thế đứng đều có thể gây ra thoát vị hồi hải mã, thoát vị vách ngăn giữa hai bán cầu hoặc tổn thương trục thần kinh dẫn đến liệt nửa người trên lâm sàng.