[Da liễu] Lao Da


Lao da là một nhóm bệnh, khác nhau về lâm sàng, gây nên do sự đột nhập của vi khuẩn lao vào da.

Thông thường bệnh thứ phát ở những người đang mắc hoặc đã mắc bệnh lao, nhưng cũng có khi (hiếm hơn) tiên phát do vi khuẩn đột nhập thẳng vào da.

II- CĂN SINH BỆNH HỌC

1. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn lao. Người ta tìm thấy tại thương tổn lao da khoảng:

– 70 – 80% vi khuẩn lao của người (typus humanus)

– 20 – 25% vi khuẩn lao của bò (typus bovinus)

– Trong một vài trường hợp cá biệt, vi khuẩn lao của chim (typus gallinaceus).

Hình ảnh lâm sàng của những tổn thương không phụ thuộc vào loại vi khuẩn của người hay của vật. Đa số tác giả đều nhận thấy vi khuẩn lao phân lập từ các thương tổn da có độc tính thấp. Các tác giả Liên Xô (cũ) như H.L. Rocianxki và N.x. Cmelov cho rằng các vi khuẩn này có độc tính thấp vì nó ở lâu trên da, là môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn lao.

2. Các thương tổn lao da thường kèm theo các rối loạn chức năng bình thường của da như rối loạn chuyển hoá, đặc biệt là rối loạn chuyển hoá nước và chất khoáng, có sự mất thăng bằng về sinh tố, có sự rối loạn vận mạch, thành mạch giảm độ bền và độ thẩm thấu.

3. Các điều kiện về sinh hoạt và làm việc thấp, vệ sinh cá nhân kém, khí hậu không thuận lợi, thiếu ánh sáng nhất là tia cực tím, hoặc bị các bệnh nhiễm khuẩn như sởi, ho gà, tinh hồng nhiệt (Scar- latine) cũng dễ phát sinh ra bệnh lao da.

4. Sự mẫn cảm của cơ thể đối với vi khuẩn lao.

Đa số bệnh nhân lao da đều có phản ứng dương tính mạnh đối với BCG.

5. Tuổi của bệnh nhân có liên quan tới các thể lâm sàng của bệnh luput lao, gồm lao thường gặp ở bệnh nhân trẻ (trẻ em và thanh niên} trái lại hồng ban rắn Bazin, lao cóc thường hay gặp ở người lớn.

Người ta chia ra làm hai hình thái lao da:

a. Hình thái khu trú tiến triển chậm bao gồm các bệnh sau

– Lupus lao (lupus vulgaris)

– Lao cóc (tuberculosis verrucosa cutis)

– Lao tầng (tuberculosis colliquativa, scrofulodermia).

– loét lao (tuberculosis ulcerosa)

– Sàng lao.

b. Hình thái lan tràn toàn thân, hay đối xứng, có thể tự khỏi hay tái phát

– Lao sẩn dạng lichen (lichen scrofulosorum)

– Lao sẩn hoại tử (tuberculosis cutis papulonecrotica)

– Hồng ban rắn Bazin (erythema induratum Bazin)

– Lao kê lan toả (lupưs miliaris đisseminatus)

III. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

A. NHỮNG HÌNH THÁI LAO DA KHU TRÚ

Lao tầng (bấm vào đây để xem thêm)

loét lao (bấm vào đây để xem thêm)

Lupus lao (bấm vào đây để xem thêm)

Săng lao (bấm vào đây để xem thêm)

Lao cóc (bấm vào đây để xem thêm)



B, NHỮNG HÌNH THÁI LAO DA LAN TOẢ


Trong những hình thái lao da lan toả, trực khuẩn BK từ một ổ tổn thương nào đấy đã theo đường máu để lan toả ra toàn thân. Bệnh thường gặp ở những người có phản ứng dị ứng mạnh. Hình thái lao da lan toả bao gồm các bệnh sau đây:

– Lao da hình thái lichen hay còn gọi là lichen scrofulosorum (tuberculosis cutis lichenoides)

– Lao sẩn hoại tử (tuberculosis papulo necrotica).

– Hồng ban rắn Bazin (erythema induratum Bazin)

1. Lao da hình thái lichen

Tổn thương cơ bản là những sẩn chắc bằng đầu đanh ghim, có khi đầu nhọn, có khi đầu phẳng, bao quanh một chân lông, màu như màu da bình thường hoặc màu đỏ tím. Sẩn đứng thành đám, không có xu hướng liên kết với nhau.

Không kèm theo triệu chứng cơ năng.

Tiến triển vài tuần đến vài tháng, các sẩn có thể tự mất nhưng có thể tái phát.

Vị trí thường gặp là ngực, lưng, bụng và hai bên hông.

Các phản ứng về lao thường dương tính.

Giải phẫu bệnh

Thâm nhiễm ở trung bì nông bao quanh một nang lông gồm tế bào bán liên và ít tế bào khổng lồ.

Ngoài cùng là tế bào lympho. Không thấy hiện tượng bã đậu.

Chẩn đoán

Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh như:

– Sẩn giang mai thời kỳ thứ hai

– Sẩn của lichen phẳng

– Chàm khô quanh lông.

2. Á lao sẩn hoại tử

Thương tổn cơ bản là những sẩn nhỏ bằng hạt đỗ xanh, mới đầu màu thường hồng tươi về sau thành màu nâu sẫm. Sau một thời gian phần giữa sẩn bắt đầu hoại tử, màu trắng hơi vàng giống như mụn mủ, rồi đóng thành vẩy nâu cạy ra khó khăn, cạy vẩy thấy phần giữa sẩn lõm xuống.

Các sẩn không cùng lứa tuổi.

Ví trí thường gặp là cẳng tay, cẳng chân, đùi.

Tiến triển: 1-2 tháng bệnh có thể tự khỏi nhưng cũng hay tái phát,

Toàn trạng bệnh nhân thường suy sụp, gầy yếu, mệt mỏi, thiếu máu.

Các phản ứng về lao dương tính.

Trong trung bì thấy hình ảnh nang lao. Có tổn thương thành mạch làm cho thành mạch dày lên, dôi khi làm tắc cả mạch máu.

3. Hồng ban rắn bazin

Bệnh hay gặp ở phụ nữ từ 16 – 40 tuổi

Thương tổn cơ bản là những khối u khu trú ở hạ bì hoặc trung bì sâu, to bằng hạt ngô, hạt dẻ. Da trên bề mặt tổn thương lúc đầu bình thường về sau trở thành đỏ tươi hoặc đỏ sẫm.

Tồn tại một hoặc hai tháng, các u này mất đi để lại một chỗ da thẫm màu hoặc sẹo teo da. Có thể mềm và loét ra. vết loét bờ thẳng đứng, đáy màu đỏ hơi ngả vàng. Xung quanh ổ loét vẫn còn rắn. loét tồn tại rất lâu và sau khi khỏi để lại một sẹo lõm.

Các phản ứng về lao dương tính.

Giải phẫu bệnh

ở trung bì sâu hoặc hạ bì có đám thâm nhiễm rất lớn bao gồm tế bào bán liên, tế bào khổng lồ, tế bào lympho và tương bào sắp xếp thành từng đám. Trung tâm đám thâm nhiễm có hoại tử tế bào thành bã đậu. Thành mạch máu có thâm nhiễm trở nên dày, đôi khi làm tắc mạch máu.

Điều trị

Theo phác đồ điều trị lao.

Điều trị tại chỗ tuỳ theo hình thái lâm sàng.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận