[Da liễu] Điều Trị Và Dự Phòng Dị Ứng Thuốc


I. ĐẠI CƯƠNG DỊ ỨNG THUỐC


Là một biểu hiện bệnh lý ngày càng hay gặp vì hiện nay các loại thuốc dưới nhiều dạng biệt dược khác nhau được bán rộng rãi khắp mọi nơi và người dùng có thể mua hầu hết các loại thuốc mà không cần đơn của thầy thuốc.

Dị ứng thuốc có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng với nhiều mức độ khác Nhau từ nhẹ, vừa đến nặng có khi chết người mà không kịp cấp cứu.

Thực chất dị ứng thuốc là một phản ứng giữa thuốc (đóng vai trò một kháng nguyên – hoặc lúc đầu là một bán kháng nguyên sau kết hợp với protein trong cơ thể người dùng thuốc để thành kháng nguyên) với kháng thể các loại do cơ thể sản sinh ra. Mức độ nặng, nhẹ của phản ứng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách và chủ quan (loại thuốc, đường dùng, thể địa V. V…). Theo Gell Cooinbs và Storch thì có thể phân thành 4 typ phản ứng.

Typ 1 thường gọi là phản ứng quá mẫn, thường xay ra rất nhanh ví dụ như sốc do penicilin. Kháng thể trong typ này chủ yếu là IgE và một phần IgG.

Typ 2 còn gọi là phản ứng tiêu và độc tế bào. Ví dụ dị ứng thuốc có xuất huyết dưới da. Kháng thể trong typ này chủ yếu là IgG.

Typ 3 còn gọi là phản ứng Arthus hay hội chứng bổ thể gây độc. Ví dụ: Hiện tượng Arthus, bệnh huyết thanh, viêm mạch máu. Kháng thể trong typ này là phức hợp miễn dịch IgG, IgM cộng với bổ thể.

Typ 4 còn gọi là phản ứng trung gian tế bào hay phản ứng dị ứng muộn. Có 2 loại chính: phản ứng kiểu tuberculin (tế bào của tổ chức liên kết) và phản ứng kiểu eczema (tế bào của thượng bì).

Trên thực tế khó mà xác định được các typ như trên nếu không có xét nghiệm miễn dịch. Có lẽ chỉ cần nhớ là thuộc về các phản ứng sớm là các týp 1, 2, 3, và typ 4 là thuộc về phản ứng muộn. Cụ thể hơn nếu sau khi dùng thuốc mà trong vòng 6 giờ trở lại đã xảy ra phản ứng thì coi là phản ứng sớm, còn từ 6 giờ trở đi được coi là phản ứng muộn.

Để xác định là dị ứng thuốc cần phân biệt với một số hiện tượng do thuốc gây ra nhưng không phải là dị ứng thuốc, tuy nhiên khi có những biểu hiện lâm sàng dễ nhầm với dị ứng thuốc. Ví dụ:

– Nhiễm độc cấp hoặc mạn do thuốc: xảy ra sau khi dùng thuốc quá liều hoặc quá lâu ngày, nhất là đối với một số thuốc liệt kê trong bảng độc (Hg, As, opi V.V..)

– Trạng thái không dung nạp: ví dụ dùng một liều nhỏ chlor- promazin đã bị tụt huyết áp, vài giọt atropin đã làm khô miệng, giãn đồng tử V.V..

– Đặc ứng (idiosyncrasie): ngay từ khi dùng lần đầu, dù với liều rất nhỏ đã bị phản ứng mạnh.

– Hiện tượng Herxheimer: hay gặp ở bệnh nhân giang mai dùng penicilin hoặc bệnh nhân thương hàn dùng chlorocid…

– Giải phóng histamin: một số thuốc như quinin polymixin, tetracyclin, morphin v.v. gọi là chất giải phóng histamin, có khả năng làm tán hạt “mastocyte” giải phóng ồ ạt histamin, tác động lên hệ mạch máu và từ đó lên các cơ quan gây nên hội chứng dạng phản vệ.

– Tác dụng phụ của một số thuốc: ví dụ sau khi uống vitamin pp bệnh nhân thưởng có cảm giác bừng bừng, da có thể dỏ nhưng sau đó tự mất

Trong tất cả các hiện tượng nói trên không hề có phản ứng kết hợp kháng nguyên kháng thể nên không thể xếp là dị ứng thuốc được.


II. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA DỊ ỨNG THUỐC


Như trên đã nói, dị ứng thuốc biểu hiện rất da dạng và gây tổn thương ở mọi cơ quan trong cơ thể con người, đặc biệt là ở da và niêm mạc, nơi mà bằng mắt thường có thể phát hiện được.

Để chẩn đoán dị ứng thuốc, cần xác định mấy điều sau dây:

1. Có dùng thuốc đó trước đây ít nhất là đã 1 lần rồi hoặc 1 loại có họ hàng với thuốc vừa dùng ví dụ: trước, đây dùng sulfamid nay dùng biseptol.

2. Nói chung thuốc nào cũng đều có thể gây dị ứng nhưng theo kinh nghiệm của nhiều tác giả thì các loại thuốc sau đây hay gây dị ứng:

– Các loại huyết thanh, vaccin, hormon, tinh chất cơ quan.

– Các loại kháng sinh: penicilin – streptomyxin – Viomyxin – kanamyxin – Chlorocid – tetracyclin.

– Sulfainid chống vi khuẩn, lợi tiểu, chống đái đường.

– Thuốc chông lao nhất là PAS, rifampicin.

– Thuốc tê (procain).

– Thuốc chống đau hạ sốt salicylic (Aspirin), dẫn xuất pyra- zolon (Antipyrine, Phenylbutazol, Pyramidon).

– Thuốc chữa sốt rét: Quinin

– Thuốc thần kinh: barbituric, chlorpromazin.

– Iodures và thuốc cản quang có iod.

– Asen hữu cơ.

– Kim loại nặng; nước vàng, kền, bismuth, thuỷ Ngân,.. nếu thuốc dùng thuộc một trong các loại kể trên thì nguy cơ gây dị ứng hay gặp theo thứ tự từ trên xuống đã ghi.

3. Sau khi dùng thuốc nếu thấy xuất hiện sớm hoặc muộn các triệu chứng sau đây thì cần nghĩ đến dị ứng thuốc và cần theo dõi thật cẩn thận, nếu cần phải tạm ngừng thuốc:

– Ngứa ở da hoặc niêm mạc

– Sốt

– Nổi ban như kiểu sởi, hoặc nổi mày đay.

– Nổi ban kiểu viêm da, eczema tức là có đỏ da, ngứa, mụn nước li ti.

– Có đốm, vết, đám chảy máu dưới da.

– Nổi bọng, phỏng nước ở da hoặc niêm mạc.


III. ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG DỊ ỨNG THUỐC


1. Nếu là dị ứng typ 1, tức choáng phản vệ thì xem như là một cấp cứu nội khoa: đặt bệnh nhân nằm đầu thấp, ủ ấm, nới bớt quần áo, bảo đảm yên tĩnh.

– Tiêm ngày 1 ống adrenalin 0,001 bắp thịt, 1 ống pipolphen 0, 025g bẩp thịt, 1 ống Coramin. Sau đó nếu cần, tiếp tục truyền huyết thanh có pha Uabain 1/8 – 1/4mg hoặc norad- renalin 1mg hoặc cả cocticoid 4 – 8mg.

– Nếu cần cho thở oxy. Nếu có nguy cơ co thắt, ùn tắc phế quản thì kịp thời mở khí quản, dùng máy hô hấp nhân tạo.

– Nếu sốc do penixilin, đặt garô ở gốc chi để hạn chế tốc độ ngấm thuốc vào máu, đồng thời tiêm penicilinase.

2. Ngừng Ngay thuốc đã gây ra dị ứng. Nếu bệnh nhân đang cần tiếp tục điều trị bệnh hiện hành, cần cân nhắc lựa chọn thuốc thích hợp, tránh dị ứng chéo. Hạn chế đến mức thấp nhất số thuốc sử dụng. Chỉ dùng những thuốc tối cần thiết.

3. Khẩn trương xác định loại thuốc gây dị ứng.

4. Công tác chăm sóc hộ lý tổn thương da, Niêm mạc, mắt, mũi, họng rất quan trọng song song với giải quyết được giai đoạn nguy kịch toàn thân.

5. Đảm bảo chế độ ăn thích hợp.

6. Chống lạnh, theo dõi mạch, nhiệt, huyết áp đều đặn.

7. Đề phòng loét do nằm lâu.

8. Ghi ngay vào sổ y bạ loại thuốc đã gây dị ứng cho bệnh nhân.

9. Đối với các trường hợp bị dị ứng mức độ vừa và nhẹ khác thuộc typ 2, 3, 4 thì việc đầu tiên cũng là ngừng ngay các thuốc gây dị ứng. Sau đó xử trí chống dị ứng thích hợp với mức độ typ dị ứng.

10. Khi chữa bệnh nói chung, người thầy thuốc cần hỏi kỹ tiền sử nhất là tiền sử dị ứng của gia đình, bản thân bệnh nhân, các bệnh mạn tính. Chỉ cho các loại thuốc thật cần thiết, đặc hiệu, tránh cho tràn lan, cho để vừa lòng bệnh nhân. Chỉ cho tiêm khi thật cần thiết. Chấp hành đúng cách quy định về thử phán ứng thuốc nếu có. Nên nhớ rằng bất kỳ dùng thuốc bằng đường nào cũng đều có thể xảy ra dị ứng được cả, đương nhiên là đường tiêm thường có nhiều nguy cơ hơn.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận