[Da liễu] Bệnh Do Nấm Candida


I. ĐẠI CƯƠNG BỆNH DO NẤM CANDIDA


Nấm Candida chủ yếu là loại nấm Candida albicans,cư trú ở ruột, âm đạo, da, niêm mạc miệng thường xuất hiện khi cơ thể ở trạng thái suy giảm miễn dịch như tiểu đường, phụ nữ có thai, hoặc sử dụng thuốc corticoid kéo dài, đặc biệt là những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS gây tổn thương ở lách, mắt, phổi, màng não, não, thận, não, hoặc xung quanh van tim nhân tạo


II. CHẨN ĐOÁN BỆNH DO NẤM CANDIDA


1. Chẩn đoán xác định

a. Triệu chứng lâm sàng

• Nấm Candida miệng:

– Tưa miệng rải rác hoặc liên kết lại với nhau thành từng mảng trắng ở niêm mạc miệng và họng, thường không đau.

– Khám họng thấy nhiều đốm hoặc đám giả mạc màu trắng, xốp, mủn, dễ bong ở lưỡi, lợi, mặt trong má, vòm họng, mặt trước amidan, thành sau họng.

– Chẩn đoán chủ yếu dựa trên lâm sàng. Chỉ soi cấy nấm khi lâm sàng không điển hình hoặc điều trị không kết quả.

• Nấm Candida thực quản:

-Thường gặp ở người nhiễm HIV khi có suy giảm miễn dịch nặng (CD4 < 100/mm3).

– Dấu hiệu đặc trưng là khó nuốt và nuốt đau sau xương ức.

– Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng. Nội soi thực quản có thể thấy hình ảnh điển hình là các mảng trắng bám dọc và xung quanh thực quản.

• Nấm Candida sinh dục:

– Thường gặp ở nữ giới.

– Người bệnh có biểu hiện ngứa, rát ở cơ quan sinh dục ngoài; khí hư đóng thành mảng trắng như váng sữa.

– Âm hộ-âm đạo đỏ, phù nề vả tiểu tiện đau buốt.

– Bệnh hay tái phát.

• Nhiễm nấm Candida huyết:

-Sốt.

– Biểu hiện nhiễm trùng, nhiễm độc.

– Gan lách to.

– Có thể có biểu hiện viêm nội tâm mạc, viêm võng mạc, viêm phổi.

– Xét nghiệm:

+ Cấy máu.

+ Soi tươi tìm nấm hoặc nuôi cấy phân loại: nếu lâm sàng không điển hình hoặc điều trị không hiệu quả.

b. Cận lâm sàng

– Bệnh do nấm Candida ở da và niêm mạc: không cần thiết chỉ định xét nghiệm.

– Soi thực quản trong trường hợp bệnh nhân viêm thực quản không đáp ứng với điều trị thuốc chống nấm và cần chẩn đoán phân biệt với viêm thực quản do các căn nguyên khác (Herpes, Cytomegalovirus, loét áp tơ).

– Siêu âm tim khi nghi viêm nội tâm mạc do nấm Candida; các xét nghiệm tương ứng khi nghi viêm màng não, viêm khớp, viêm hệ tiết niệu do nấm.

2. Chẩn đoán phân biệt

– Nấm họng cần được phân biệt với bạch hầu và bạch sản dạng lông:

+ Bạch hầu: bệnh hay gặp ở trẻ em không được tiêm phòng vaccin; giả mạc dai, dính, khó bóc; có yếu tố dịch tễ bạch hầu.

+ Bạch sản dạng lông ở lưỡi: tổn thương là các khía rãnh ở hai bên rìa lưỡi, khó bong.

– Nấm thực quản cần chẩn đoán phân biệt với viêm thực quản do Herpes simplex (HSV) hoặc Cytomegalovirus (CMV).

– Nấm âm đạo cần được chẩn đoán phân biệt với các nhiễm trùng đường sinh dục do các căn nguyên khác. Trong các bệnh II này, dịch âm đạo có thể có mủ, thường có mùi hôi; bệnh nhân ít thấy ngứa như trong viêm âm đạo do nấm Candida.

– Nhiễm nấm huyết rất khó phân biệt với nhiễm khuẩn huyết do các căn nguyên khác, chỉ có thể xác định qua cấy máu.

3. Chẩn đoán xác định

– Chẩn đoán bệnh do nấm Candida ở da và niêm mạc (nấm họng, nấm thực quản, nấm âm đạo) chủ

yếu dựa trên lâm sàng; chỉ soi và cấy nấm khi bệnh nhân không tiến triển tốt hơn sau khi điều trị thuốc chống nấm 5-7 ngày, nghi nấm Candida kháng thuốc, hoặc bệnh do các căn nguyên khác.

– Cấy máu phân lập nấm gây bệnh khi nghi nhiễm nấm huyết.


III. ĐIỀU TRỊ BỆNH DO NẤM CANDIDA


• Nấm Candida miệng:

– Fluconazol 100-150mg/ngày X 7 ngày; hoặc

– Ketoconazol 200mg 2 lần/ngày trong 7 ngày.

• Nấm Candida thực quản:

– Nếu bệnh nhân uống được, dùng thuốc uống:

+ Fluconazol 200-300mg/ngày X 14 ngày, hoặc

+ ltraconazol 400mg/ngày X 14 ngày; hoặc

+ Ketoconazol 200mg 2 lần/ngảy X 14 ngày.

– Nếu bệnh nhân không uống được, có thể đặt ống thông dạ dày và cho bệnh nhân uống thuốc như trên. Nếu tình trạng bệnh nhân quá nặng: dùng amphotericin B liều 0,3mg/kg/ngày truyền tĩnh mạch.

– Hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh nhân: ăn qua ống ống thông; điều trị giảm đau toàn thân và tại chỗ.

• Nấm Candida sinh dục:

– Fluconazol 150-200mg uống liều duy nhát; nếu người bệnh suy giảm miễn dịch nặng thì dùng liều cao và kéo dài hơn, hoặc:

– Itraconazol 100mg uống 2 viên/ngày X 3 ngày liên tiếp; hoặc:

– Clotrimazol 100mg hoặc miconazol 100mg đặt âm đạo 1 viên/ngày X 3-7 ngày, hoặc:

Clotrimazol 500mg 1 lần, nystatin 100.000 đơn vị, đặt âm đạo 1 viên/ngày X 14 ngày.

• Nhiễm nấm huyết Candida:

-Amphotericin B tiêm tĩnh mạch, 0,5-1,0mg/kg/ngày X 2 tuần.

– Nếu bệnh nhân không dung nạp được amphotericin B, dùng fluconazol 200-400mg/ngày truyền tĩnh mạch.

– Chú ý loại bỏ các tác nhân gây nhiễm trùng như ống thông, điều trị các bệnh lí có sẵn.


IV. PHÒNG BỆNH DO NẤM CANDIDA


– Tăng cường miễn dịch cơ thể. Vệ sinh thân thể, đặc biệt bộ phận sinh dục ở nữ giới.

– Loại bỏ yếu tố thuận lợi cho nấm phát triển như ngừng các can thiệp như đặt ống thông và nhiễm trùng bệnh viện.

– Đối với bệnh nhân HIV/AIDS, cần phải điều trị sớm và tuân thù tốt với thuốc ARV.

– Có thể điều trị dự phòng fluconazol đối với bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. “Hướng dẫn chẩn đoán và diều trị HIV/AIDS”. Quyết định 3003-BYT, 19/8/2009. Nhà xuất bản Y học, trang 30.

2. John G. Bartlett, Paul G. Auwaerter, Paul A., 2005. The ABX Guide – Diagnosis and treatment of infectious diseases, first edition; pp 534-538.

3. Tierney L.M., Me Phee S.J., Papadakis M.A., 2009. Current medical diagnosis and treatment, 48th edition; pp 1418-1419.

4. Edwards J.E., 2007. Candida species. In Mandell, Bennett, & Dolin: Principles and Practice of Infectious Diseases, 6th ed. Elsevier Inc.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận