[Cơ xương khớp] Gây Mê Hồi Sức Trong Phẫu Thuật Lõm Ngực Ở Trẻ Em

GÂY MÊ HỒI SỨC TRONG PHẪU THUẬT LÕM NGỰC Ở TRẺ EM

I. ĐẠI CƯƠNG

Lõm ngực là tình trạng nhiều xương sườn và xương ức phát triển bất thường, làm cho thành ngực trước bị lõm ra sau. Đây là một dị dạng bẩm sinh lồng ngực thường gặp. Nguyên nhân của bệnh lý này đến nay vẫn chưa được biết rõ. Bệnh xảy ra với tần suất khoảng 1/300 – 1/400 trẻ sinh sống. Tỉ lệ nam/nữ khoảng 3-4/1. Hơn 90% các trường hợp được chẩn đoán trong năm đầu sau sanh. Ngực lõm ngày càng sâu, biểu hiện rõ và có thể có triệu chứng trong giai đoạn phát triển xương nhanh (tiền dậy thì-dậy thì). Có thể phối hợp với bệnh tim bẩm sinh và bệnh phổi hạn chế.

Tâm lý trẻ thường mất tự tin, không tham gia các hoạt động thể thao, hoạt động xã hội.

II. CHUẨN BỊ TRƯỚC PHẪU THUẬT

1. Chuẩn bị bệnh nhân

• Là bệnh mổ chương trình.

• Tuổi bệnh nhân: trên 8 tuổi.

• Chế độ nhịn ăn uống trước mổ.

• Thăm khám tiền mê: khám tổng quát, đặc biệt chú ý hệ hô hấp và hệ tim mạch.

2. Xét nghiệm tiền phẫu

• Công thức máu, nhóm máu, đông máu toàn bộ, tổng phân tích nước tiểu.

• Đăng ký máu.

• Siêu âm tim, điện tâm đồ.

• X-quang ngực thẳng-nghiêng, khí máu động mạch (nếu có triệu chứng hô hấp).

• Chức năng hô hấp nếu trẻ hợp tác.

3. Phương tiện – dụng cụ

• Đèn soi thanh quản, ống nội khí quản, máy hút.

• Các thiết bị theo dõi: SpO2, mạch, huyết áp, EtCO2, ECG.

• Bộ gây tê ngoài màng cứng.

• Máy thở, thế Jackson Rees.

II. PHƯƠNG PHÁP VÔ CẢM

1. Tiền mê

• Midazolam 0,1 mg/kg (TM) (nếu cần).

• Fentanyl 2|jg/kg (Tm).

• Kháng sinh dự phòng Cephalosporin thế hệ I: 30mg/kg (TM).

2. Dẫn đầu

• Bằng đường hô hấp: Sevofluran.

• Hoặc bằng đường tĩnh mạch: Propofol 2-5mg/kg.

• Đặt nội khí quản sau khi cho giãn cơ: Rocuronium 0,6mg/kg (TM).

3. Duy trì

• Thuốc mê hô hấp Isofluran.

• Rocuronium nhắc lại (nếu cần) 0,2 mg/kg TM.

4. Giảm đau

• Fentanyl 1-2 jg/kg (TM)/lần trong khi mổ khi có dấu hiệu đau (mạch, huyết áp tăng).

• Hoặc Sufentanil truyền tĩnh mạch bằng bơm tiêm điện 0,01 -0,05 jg/kg/phút

• Hoặc Gây tê ngoài màng cứng đoạn T10-T11, luồn catheter 3 – 5 cm trong khoang ngoài màng cứng.

– Liều đầu: Bupivacain 0,25% 0,5ml/kg ± Fentanyl 1-2 jg/ml.

– Liều duy trì:

+ Bằng V liều đầu, bơm từng cử mỗi 6-8 giờ.

+ Lưu catheter 48 giờ sau mổ.

5. Theo dõi

• Theo dõi chuẩn:

– Sp°2.

– EtCO2.

– ECG.

– NIBP.

– IBP

• Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa. Chú ý các điểm tì đè, bảo vệ mắt.

• Biến chứng: tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi, tràn máu màng tim, thủng tim.

III. HẬU PHẪU

• Chuyển bệnh tới hồi sức ngoại còn nội khí quản kèm oxy và hỗ trợ hô hấp.

• Bàn giao bệnh với hồi sức ngoại.

IV. AN TOÀN BỆNH NHÂN

• Tuân thủ quy trình check-list an toàn phẫu thuật của bệnh viện.

• Chỉ thực hiện phẫu thuật đối với bệnh nhân ≥ 8 tuổi.

• Những trường hợp lõm ngực sâu nên có nội soi dẫn đường khi xuyên thanh nâng ngực.

• Bệnh nhân được cho ngừng thở khi xuyên thanh nâng ngực.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận