[Cơ xương khớp] Điều Trị Viêm Thân Sống Đĩa Đệm

ĐIỀU TRỊ VIÊM THÂN SỐNG ĐĨA ĐỆM

I. ĐẠI CƯƠNG

Nhiễm trùng tự phát của nhân nhầy là nguyên nhân hiếm gặp. Có thể bắt đầu từ tấm đệm gây tổn thương tới đĩa đệm và thân sống. Có thể xảy ra sau một số phẫu thuật, hay tự phát (trường họp tự phát thì thường gặp hơn). Thường bắt đâu, là những bệnh tự bản thân đĩa đệm. Tương tự viêm thân sông, ngoại trừ viêm xương nguyên phát bao gồm viêm thân sống, và gây ảnh hưởng tói khoang đĩa đệm. Viêm thân sống đĩa đêm tự phát và sau phẫu thuật đĩa đệm.

Nhiều đặc trưng về hình ảnh học của viêm thoái hóa đĩa đêm và u (u di căn hay nguyên phát) thì tương tự, nhưng u thì hiếm thấy thương tổn đĩa đệm, ngược lại những nhiễm trùng từ lúc bắt đầu hay diễn tiến tiếp ảnh hưởng tới khoang đĩa đệm.

II. TỔNG QUAN VỀ VIÊM ĐĨA ĐỆM

1. Lâm sàng

Triệu chứng:

Đau (triệu chứng nguyên phát)

Đau khu trú, mức độ trung bình tới nặng, trầm ừọng thêm bởi bất cứ vận động của cột sống, vị trí đau thường là tầng đĩa đệm bị tổn thương.

Lan tới bụng, hông, cẳng chân, bìu, hay đáy chậu.

Triệu chứng rễ: từ 50- 93% còn tùy thuộc vào diễn tiến.

Sốt và ớn lạnh (chỉ khoảng 30-50% bị sốt)

Dấu chứng:

• Tăng nhạy cảm đau

• Co thắt cơ canh sống.

• Giới hạn vận dộng

2. Cận lâm sàng:

Hình ảnh học: Xq, MRI có cản từ: đánh giá những thương tổn ngoài màng cứng. CTcó cản quang.

Xét nghiệm máu

Bạch cầu: bạch cầu ngoại biên bình thường, hiếm khi tăng trên 12000.

Tốc lộ lắng máu: ở những bệnh nhân không suy giảm miễn dịch ESR sẽ tăng cao trong hầu hết tất cả những bênh nhân, vói ESR trung bình 60mm/h, trong trường họp ESR bình thường cũng nên chú ý tới chẩn đoán mặc dù hiếm xảy ra, ESR có thể hữu ích để theo dõi chỉ định và đáp ứng điều trị.

CRP: đặc trưng hơn trong trường hợp nhiễm trùng sau mổ

Cấy máu: có thể dương tính trong 50% trường hợp và rất hữu ích trong việc chọn lựa kháng sinh khi cấy máu dương tính.

Siêu âm tim: loại trừ viêm màng tim hay sùi van tim

Sinh thiết qua da: dưới hướng dẫn của CT hay Xquang, nuôi cấy vi trùng trên 60 % dương tính.

III. TÁC NHÂN GÂY BỆNH:

Vi trùng thường gặp nhất là Staphylococcus aureus khi trực tiếp nuôi cấy được, tiếp theo là S.albus, s. epidermidis (tác nhân gây bệnh thường gặp nhất của viêm đĩa đệm sau mổ là S.epidermidis). Vi trùng gram âm có thể cũng đươc tìm thấy bao gồm E.coli, Proteus species. Hệ vi khuẩn đường ruột trong bệnh viêm đĩa đệm sau mổ có thể gặp nguyên do không phát hiện thủng dây chằng dọc trước với thủng ruột.

Pseudomonas aeruginosa có thể gặp nhiều hơn trong trường hơp nghiện chích.

H. flu thì phổ biến trong viêm đĩa đệm thanh thiếu niên.

Viêm đốt sống do lao (pott’s disease) cũng có thể gặp.

IV. ĐIỀU TRỊ:

Kết quả thì tốt, và dùng kháng sinh cùng với việc bất động thì đạt được điều trị trong 75% trường hợp. Thỉnh thoảng có chỉ định phẫu thuật.

1. Sự bất động

Có lẽ không ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng, nhưng nhìn chung nó giúp giảm đau nhanh hơn và cho phép ừở lại làm việc trong thòi gian sớm hơn.

Hầu hết những bệnh nhân được bắt đàu nghỉ ngơi tại giường nghiêm ngặt, và đeo nẹp lưng vừa vặn cho phép bệnh nhân có thể đi dạo, và bệnh nhân đeo nẹp trung bình từ 6 tới 8 tuần. Thay đổi hình thức bất động bao gồm băng cố định (cung cấp sự bất động tốt hơn), và nịt loại thanh trụ đỡ.

2. Kháng Sinh

Hiện tại hướng tốt nhất là nên dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ, khi kết quả cấy dương tính. Trong 40-50% trường hợp không vi trùng được cô lập thì nên dùng kháng sinh phổ rộng.

Hai phương án cho kế hoạch điều trị kháng sinh

Điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch trước từ 4-6 tuần, tiếp theo dùng kháng sinh uống từ 4-6 tuần.

Điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch cho đến khi ESR bình thường, sau đó đổi sang uống.

Đối vói viêm thân sống đĩa đêm sau mổ: hầu hết bắt đầu điều trị với kháng sinh diệt Staphylococcus (vancomycine +Rifambin đường uống) và một kháng sinh phổ rộng. Thay đổi tùy thuôc độ nhạy của kết quả nuôi cấy vi trùng nếu kết quả dương tính.

– Vancomycine lg/1 lọ, pha Natriclorua 0.9% 200ml truyền tĩnh mạch mỗi 12g

– Rifambin đường uống 12mg/kg/24g

– Kháng sinh phổ rộng: thay đổi tùy thuôc độ nhạy của kết quả nuôi cấy vi trùng nếu kết quả dương tính.

3. Phẫu thuật:

Khoảng 25% trường hợp cần phẫu thuật, phẫu thuật đặt ra khi:

Chẩn đoán không chắc chắn, đặc biệt khi nghĩ nhiều tới chẩn đoán phân biệt với ung thư.

Khi cần phải giải ép cấu trúc thần kinh.

4. Điều trị hỗ trợ khác:

Tùy tình trạng lâm sàng.

Có thể kết hợp các loại giảm đau, dãn cơ tùy tình trạng đau (NSAID, paracetamol, gabapentin).

Thuốc hồ trợ phục hồi thần kinh: nuleoíort cmp Hỗ ứợ xương: calci D3, rocaltriol, alendronate.

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

l.Mark s. Greenberg (2010), “Infections”, Handbook of Neurosurgery 7ed, Thieme, pp.342 – 388.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận