[Cơ xương khớp] Đau Cột Sống Thắt Lưng

ĐAU CỘT SỐNG THẮT LƯNG


I. ĐẠI CƯƠNG ĐAU CỘT SỐNG THẮT LƯNG


Đau cột sống thắt lưng (ĐCSTL) rất hay gặp, xác định vùng thắt lưng trên lâm sàng có tới gần 80% người đã từng bị tinh trạng này trong cuộc đời. Tuổi bị bệnh thường từ 30 – 50 và tỉ lệ giữa nam và nữ là tương đương. ĐCSTL là nguyên nhân làm giảm khả năng lao động ở tuổi dưới 45 và chi phí của bản thân cũng như chi phí xã hội trong điều trị rất tốn kém. Lực dấu hiệu của đau: cấp-mạn, âm ỉ, dữ dội hướng lan, các dấu hiệu kèm theo.


II. CHẨN ĐOÁN ĐAU CỘT SỐNG THẮT LƯNG


1. Chẩn đoán xác định

Dựa vào biểu hiện lâm sàng:

– Đau vùng thắt lưng có tính chất cấp tính (thời gian kéo dài từ 3 – 6 tuần) hoặc mạn tính (kéo dài trên 3 tháng).

– Triệu chứng kèm theo:

+ Biểu hiện kích thích rễ như yếu chi, dị cảm, tê bì.

+ Có thể có triệu chứng rối loạn cơ tròn (ruột, bàng quang), hội chứng đuôi ngựa. Đây là những dấu hiệu cần khẩn cấp chẩn đoán nguyên nhân và xử lí kịp thời.

2. Chẩn đoán nguyên nhân

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng. Để chẩn đoán nguyên nhân đòi hỏi cần khai thác kĩ tiền sử như: tiền sử chấn thương, yếu tố tuổi (là nguy cơ thoái khớp và loãng xương,…) yếu tố công việc, gia đình, tinh thần, hoàn cảnh kinh tế, trình độ văn hoá; yếu tố các bệnh mạn tính (ung thư di căn xương, đa u tủy xương, viêm cột sống dinh khớp, áp xe cạnh cột sống, …) và thăm khám kĩ để phát hiện các dấu hiệu kèm theo, đặc biệt là những biểu hiện thần kinh: thần kinh toạ; dấu hiệu ép rễ, ép tủy sống, dấu hiệu liệt, …

a. Đau do nguyên nhân cơ học

Chiếm đa số: căng cơ (bao gồm cả do tư thế làm việc), tổn thương gân (70%), thoái hoá đĩa đệm, diện khớp, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, xẹp lún đốt do loãng xương, bệnh lí cột sống, gẫy xương do chấn thương, bệnh bẩm sinh (gù, vẹo cột sống, …), trượt đốt sống, thoái hóa đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm đốt sống.

b. Đau không do nguyên nhân cơ học

– Ung thư, ung thư di căn (vú, phổi, tiền liệt tuyến, đại tràng…): bệnh đa u tủy xương (Kahler); ung thư di căn xương, khối u sau màng bụng, ulympho, leukemia, u thần kinh cột sống, khối u đốt sống tiên phát.

– Nhiễm khuẩn: viêm đĩa đệm đốt sống do nhiễm khuẩn, áp xe cạnh cột sống, áp xe vùng đuôi ngựa.

– Viêm khớp: viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vẩy nến, hội chứng Reiter, …

– Bệnh thoái hóa xương sụn cột sống Scheuermann (Osteochondrosis).

– Bệnh Paget.

– Một số bệnh I! khác như: bệnh thận (sỏi thận, viêm đài bể thận, …); loét hành tá tràng, bệnh lí vùng tiểu khung…

c. Nguyên nhân khá c : stress, rối loạn tâm lí.

d. Những xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để chẩn đoán nguyên nhân

– Tế bào máu ngoại vi, máu lắng, protein phản ứng (CRP), nước tiều toàn phần, ure, creatinine, men gan… Tuy không đặc hiệu nhưng có giá trị chẩn đoán phân biệt ban đầu giữa viêm, ung thư và một số nguyên nhân khác. (Ví dụ: khi có thiếu máu, kèm máu lắng tăng cao, nước tiểu có protein nhiệt tán thì thường gợi ý bệnh đa u tủy xương.

– Các xét nghiệm sinh hóa: calci, phospho, phosphatase kiềm, … có thể thay đổi nếu do các bệnh chuyển hóa xương như loãng xương hoặc ung thư xương,…

– Các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh:

+ Chụp Xquang thường quy: đánh giá hình thái cột sống, đốt sống, cho phép định hướng chẩn đoán như: viêm đốt sống đĩa đệm (do nhiễm khuẩn, lao,…) tổn thương đốt sống do ung thư di căn,… Xquang thường quy cũng có thể xác định được hình ảnh đốt sống bị lún xẹp do loãng xương,…

+ Chụp đĩa đệm cò thuốc cản quang để phát hiện tổn thương đĩa đệm.

+ Chụp bao rễ thẩn kinh: khi thấy có dấu hiệu chèn ép tùy, rễ thần kinh.

+ Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) cột sống khi có nghi ngờ tổn thương cấu trúc xương, ống sống…

+ Chụp cộng hường từ hạt (MRI): có thể đánh giá được cấu trúc mô mềm như đĩa đệm hoặc cơ, dây chằng cạnh cột sống và xương, phát hiện khối u. Cho phép chẩn đoán sớm và nhậy, có thể phát hiện được 30% những tổn thương không có triệu trứng lâm sàng.

– Các phương pháp thăm dò khác:

+ Điện cơ đồ: để phát hiện tổn thương nguồn gốc thần kinh, xác định được vị trí dây thần kinh bị tổn thương.

+ Chụp xạ hình xương (Scintigraphy): nhằm phát hiện ung thư di căn hoặc viêm đĩa đệm – đốt sống, cốt tủy viêm.

+ Sinh thiết, chẩn đoán tế bào học, mô bệnh học, …


III. ĐIỀU TRỊ ĐAU CỘT SỐNG THẮT LƯNG


1. Điều trị nguyên nhân

Tuỳ theo nguyên nhân

2. Điều trị đau cột sống thắt lưng không đặc hiệu

a. Phương pháp không dùng thuốc

– Nằm nghỉ tại chỗ (đau cấp tính): từ 3 – 5 ngày.

– Vật lí trị liệu: bấm huyệt, châm cứu, tia hồng ngoại, …

b. Phương pháp dùng thuốc

– Thuốc giảm đau: chọn một trong các thuốc theo bậc thang giảm đau của Tổ chức Y tế Thế giới acetaminophen (paracetamol, Efferalgan), Efferalgan codein, morphin. Ví dụ dùng paracetamol viên 0,5g liều từ 1-3g/ngày.

Tuỳ theo tình trạng đau mà điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp.

– Chống viêm không steroid: chọn một trong số thuốc sau (lưu ý tuyệt đối không phối hợp thuốc trong nhóm vì không tăng tác dụng điều trị mà lại có nhiều tác dụng phụ):

+ Diclofenac (Voltaren) viên 50mg x 2 viên/ngày chia 2 hoặc viên 75mg X 1 viên/ngày sau ăn no. Có thể sử dụng dạng ống tiêm bắp 75mg/ngày trong 2-4 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyền sang đường uống.

+ Meloxicam (Mobic) viên 7,5mg X 2 viên/ngày sau ăn no hoặc dạng ống tiêm bắp 15mg/ngày X 2- 4 ngày nếu bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.

+ Piroxicam (Felden) viên hay ống 20mg, uống 1 viên/ngày uống sau ăn no hoặc tiêm bắp ngày 1 ống trong 2-4 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.

+ Celecoxib (Celebrex) viên 200mg, liều 1 đến 2 viên/ngày sau ăn no. Không nên dùng cho bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch và thận trọng hơn ở người cao tuổi.

– Thuốc dãn cơ: chọn một trong các thuốc:

+ Mydocalm: 150mg X 3 viên/ngày (nếu co cơ nhiều) hoặc mydocalm 50mg 4 viên/ngày.

+ Myonal 50mg X 3 viên/ngày.

– Vật lí trị liệu như chườm nóng, chạy tia, châm cứu, bấm huyệt, …

– Kết hợp thuốc an thần, thuốc ức chế trầm cảm khi cần thiết: amitryptylin viên 25mg X 1-2 viên/ngày (nên uống vào buổi tối).


IV. PHÒNG BỆNH ĐAU CỘT SỐNG THẮT LƯNG


Tập luyện đều đặn, làm việc đúng tư thế, không hút thuốc lá, tránh thừa cân.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Richard A.Deyo MD., M.P.H and et all "Low back pain", N Engl J Med,Vol.344,No.5. Feb, 2001.

2. Borenstein DG, Wiesel SW, Boden SD (2004), “Low back pain and neck pain: comprehensive diagnosis and management, 3rded”, Philadelphia: Saunder.

3. Reis S, Lahad A (2008), “Clinical guidelines for diagnosis and treatment of chronic low back pain”,Pub. Med. 147 (8-9): 735-8, 748.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận