Chứng Tỳ dương hư trong Đông y

Tỳ dương hư còn có các tên gọi như Tỳ dương bất túc, Tỳ dương không mạnh, Trung dương không mạnh. Vì dương hư thì sinh hàn, cho nên còn gọi là chứng Tỳ hư hàn, chứng Trung tiêu hư hàn. Chứng này phần nhiều do bệnh trình kéo dài lâu ngày, nội thương Tỳ dương hoặc là dùng thuốc phạt Tỳ dương quá tay mà gây nên bệnh.

Chứng trạng lâm sàng chủ yếu của chứng Tỳ dương hư là sợ lạnh, tay chân lạnh, ăn uống giảm sút, bụng lạnh đau ưa ấm ưa xoa bóp, đại tiện trong loãng hoặc ỉa chảy ra đồ ăn không tiêu, hoặc tả hoặc lỵ kéo dài, sắc mặt nhợt nhạt tinh thần mỏi mệt, miệng nhạt, ưa uống nóng, hoặc nôn nhổ ra nước trong, hoặc phù thũng, tiểu tiện không lợi, hoặc phụ nữ ra lượng nhiều mà trong loãng, chất lưỡi nhạt bệu hoặc có vết răng, rêu lưỡi trắng trơn, mạch Trầm Tế Trì Nhược.

Chứng Tỳ dương hư thường gặp trong các bệnh Tiết tả, Lỵ tật, Phúc thống, Đàm ẩm, Thủy thũng, cổ trướng.

Cần chẩn đoán phân biệt với các chứng Tỳ khí hư, chứng Tỳ hư thấp khốn, chứng Tỳ Thận dương hư Tỳ Thận dương hư.

Phân tích

Chứng Tỳ dương hư xuất hiện trong nhiều tật bệnh, tuy đều là dương khí ở trung tiêu giảm sút mà xuất hiện chứng trạng lý hàn, những biểu hiện cụ thể trong các tật bệnh không hoàn toàn giống nhau, điều trị cũng khác nhau.

Nếu bệnh Tiết tả mà xuất hiện chứng Tỳ dương hư, hoặc là do thủy tả như dội đột ngột, chỉ trong thời gian ngắn dẫn đến Tỳ dương hư tổn lớn, lại càng gặp nhiều ở loại phúc tả mạn tính, bệnh trình lâu ngày, ăn uống không tiêu hóa, dằng dai không khỏi, lúc nhẹ lúc nặng, đau bụng âm ỉ, gặp ấm thì đỡ đau, tức như Tạng khí pháp thời luận sách Tố Vấn có nói: “Bệnh ở Tỳ, hư chứng thì đầy bụng, sôi bụng, sôn tiết, đồ ăn không tiêu” phần nhiều do cơ thể vốn Tỳ Vị hư yếu, âm hàn từ trong sinh ra gây nên. Mục tiết tả sách Cảnh Nhạc toàn thư viết: “Tỳ yếu, vì yếu nên dễ đi tả, vì tả cho nên càng hư; Bởi vì quan môn không bền chắc, thì khí sẽ theo tả mà thoát đi, khí thoát thì dương suy, dương suy thì hàn từ trong sinh ra”; điều trị nên điều lý nguyên khí, ôn trung kiện Tỳ; nguyên khí đầy đủ, Tỳ dương phục hồi thì hết tả ngay; Cho uống bài Dưỡng vị tiễn hoặc Ôn Vị ẩm (Cảnh Nhạc toàn thư) gia giảm.

Nếu vì ăn quá nhiều thức sống lạnh, trong, băng giá ẩn phục ở trong đánh phá Tỳ dương đến nỗi thanh khí không thăng, trọc khí không giáng, tiết tả trong loãng, bụng đầy và đau, mạch Trầm Khẩn hoặc có thêm chứng nôn mửa không dứt, điều trị theo phép ôn trung khu hàn, kiện Tỳ bổ khí, cho uống bài Lý trung thang (Thương hàn luận) gia giảm.

Bệnh Lỵ tật xuất hiện chứng Tỳ dương hư, phải là lỵ kéo dài không khỏi, vì hàn tích trệ lâu ngày ở trong ruột, bụng lạnh đam âm ỉ, lỵ ra lỏng loãng kèm nhầy, gặp lạnh thì phát bệnh, điều trị nên ôn trung tán hàn, tiêu tích đạo trệ, Mục lãnh lỵ sách Thiên kim phương viết: “Chữa Lỵ tích lạnh lâu ngày, trước hết dùng Ôn tỳ thang để tống cặn bã, sau đó dùng Kiện tỳ hoàn, không trường hợp nào là không công hiệu”.

Trong bệnh Vị quản thống xuất hiện chứng Tỳ dương hư là vì trung dương mỏng manh, âm hàn thịnh ở trong, Vị quản đau đột ngột,m thì giảm đau, gặp lạnh đau tăng, hoặc có thêm chứng nôn mửa không ăn được; điều trị theo phép ôn trung tán hàn khiến cho Trung tiêu được ấm thì âm hàn tiêu tan mà hết đau, cho uống bài Phụ tử ngạnh mễ thang, bệnh nặng hơn thì cho uống Đại kiến trung thang(Kim Quỹ yếu lược).

Chứng tỳ dương hư xuất hiện trong bệnh Đàm ẩm là vì Tỳ dương bất túc, mất quyền khí hóa, không thông lợi được nước, làm cho thủy ẩm ứ đọng ở dưới Tâm, trong Vị có tiếng nước óc ách, đau bụng ưa ấm ưa xoa bóp, vùng sườn đầy tức, vùng lưng có cảm giác lạnh, hồi hộp đoản hơi, nên dùng phép Ôn Tỳ hóa ẩm; Mục Đàm ẩm khái thấu bệnh mạch chứng tính trị sách Kim Quỹ yếu lược nói: “nghĩ như đoản hơi có hiện tượng vi ẩm, nên tống bỏ theo đường tiểu tiện, Linh Quế truật cam thang chủ chữa bệnh ấy”.

Chứng Tỳ dương hư xuất hiện trong bệnh Thủy thũng, thì thủy thũng nặng từ lưng trở xuống, ấn vào lõm lâu mới nổi, tiểu tiện không lợi, đó là Tỳ dương bất túc, khí không hóa thủy, đến ni thủy tà tràn lan ở Hạ tiêu; điều trị nên ôn vận Tỳ dương để lợi thủy thấp. Mục thủy thũng môn sách Tế sinh phương viết: “về phép điều trị, trước hết phải bền chắc Tỳ thổ, Tỳ thực thì có thể khai được nước, thổ đạt được tác dụng… thũng đầy tự tiêu”, cho uống bài Thực Tỳ ẩm (Tế sinh phương).

Nếu bệnh Cổ trướng xuất hiện chứng Tỳ dương hư, mục Cổ trướng sách Đan Khê tâm pháp nói: “Đây là Tỳ hư nặng”, có chứng trạng riêng ở bụng trướng to, nổi gân xanh, tiểu tiện không lợi hoặc chi dưới phù thũng, tiểu tiện không lợi; Tỳ Vị là gốc của hậu thiên, mấu chốt của sự thăng ng, một khi Tỳ dương hư, sức vận chuyển của Tỳ không khỏe thì thanh khí không nâng lên được, trọc khí không giáng xuống được; trọc khí lộn lên trên thì trướng tắc, bệnh cổ trướng từ đó mà hình thành, nên dùng phép ôn bổ Tỳ dương, hóa khí hành thủy. Sách Lâm chứng chỉ nam y án viết: “Bệnh trước thuộc hư hàn thì nên ôn bổ, xem những bài thuốc điều trị của người xưa, tất là có phép thông. Bởi vì thông dương thì trọc âm không tụ lại, nếu chỉ bổ Trung tiêu sợ là phiến diện” cho uống bài Điều trung kiện Tỳ hoàn (Thẩm thị tôn sinh thư).

Chứng Tỳ dương hư, tuy lâm sàng gặp trong nhiều loại tật bệnh, nhưng nguyên nhân và cơ chế bệnh không ngoài mấy tình huống như sau:

Tỳ Vị vốn hư yếu, trước tiên có những chứng trạng của Tỳ khí bất túc như biếng ăn, trướng bụng, đại tiện nhão, mỏi mệt v.v… Vì chăm sóc không đúng cách hoặc điều trị không đúng phép, phát triển thêm bước nữa thành Tỳ dương hư suy. Bệnh phần nhiều gặp ở người cao tuổi thể lực yếu, trẻ em phú bẩm bất túc; Nếu là phụ nữ bị chứng Tỳ, phần nhiều có chứng đái hạ trong loãng lượng nhiều.

Trung tiêu Tỳ Vị hư yếu, tháng Hạ thích lạnh hóng mát, hoặc ốm lâu, nặng mới khỏi, ăn uống lại không điều độ, khắc phạt Tỳ dương thái quá mà gây bệnh. Tỳ dương tổn thương đột ngột, cũng thường liên lụy đến Vị dương, có những chứng trạng đau bụng kịch liệt và nôn mửa.

Thương hàn ngoại cảm hàn tà trực trúng Thái âm có chứng bụng đầy, nôn mửa và ỉa chảy.

Thận dương vốn bị hư từ trước, Mệnh môn hỏa suy không đủ sức sưởi ấm hỗ trợ cho Tỳ thổkhiến cho Tỳ dương cũng hư, lúc này phải có kiêm cả chứng trạng Thận dương bất túc.

Điều trị không cẩn thận, sai lầm dùng thuốc đắng lạnh thổ lợi khiến cho thổ tả quá nhiều mà hại đến Tỳ dương. Những tình huống đó, cần chẩn đoán phân biệt cho kỹ càng.

Chẩn đoán phân biệt

Chứng Tỳ khí hư với chứng tỳ dương hư. Tỳ khí hư với Tỳ dương hư mang tính chất đồng loại, nhưng về mức độ có nặng nhẹ khác nhau. Khí hư nhẹ mà Dương hư nặng; Dương hư phần nhiều do Khí hư phát triển mà tạo thành. Khí hư dễ có kiêm cả hiện tượng hàn, nhưng vị tất đã là Dương hư. Còn Dương hư là Hàn từ trong sinh ra, thì phải có kiêm cả khí bất túc, cho nên mới gọi là Dương khí hư.hứng Tỳ khí hư chỉ là Tỳ vận chuyển không mạnh khiến cho công năng hấp thụ tiêu hóa bị giảm sút, sự phân bố tinh vi của thuốc và năng lực hóa sinh khí huyết bất túc, biểu hiện lâm sàng chủyếu có các chứng kém ăn, trướng bụng, đại tiện nhão, mỏi mệt yếu sức. Chứng Tỳ dương hư ngoài những chứng trạng bao quát chủ yếu của chứng Tỳ khí hư nói trên và còn có mức độ nặng khác nhau, phải có thêm cả chứng trạng Dương hư như sợ lạnh tay chân lạnh. Còn có những chứng trạng khác như tiết tả dạng nhiều nước, ra đồ ăn không tiêu, dương không thủy, thủy thấp đình tụ v.v… cũng là những chứng trạng thường thấy ở chứng Tỳ dương hư.

Chứng Tỳ khí hư n nhiều vì ăn uống không điều độ, nội thương mệt nhọc gây nên. Chứng Tỳ dương hư thì có thể vì chứng Tỳ khí hư phát triển dần dần mà thành, hoặc là Thận dương bất túc, Mệnh môn hỏa suy gây nên. Tóm lại, chứng Khí hư có hiện tượng Hàn rõ ràng. Chứng Dương hư thì có biểu hiện của Khí hư kiêm cả hiện tượng Hàn, như vy là đủ để chẩn đoán phân biệt.

Chứng Tỳ hư thấp khốn với chứng Tỳ dương hư: Tỳ hư có Khí hư, Dương hư khác nhau. Tỳ hư mà thủy thấp không hóa được, thường gọi là chứng Tỳ hư thấp khốn, như gặp các bệnh chứng Đàm ẩm do thấp và đàm thịnh ở trong, phúc tả do thủy thấp không hóa được mà thủy thũng do thủy thấp đình tụ v.v…

Đặc điểm Tỳ hư thấp khốn, một là do Tỳ dương bất túc; Hai là do thủy thấp thịnh ở trong. Dương bất Túc thì âm hàn thịnh ở trong, thủy ẩm không hóa ra được chất tinh vi, trái lại trở lên ứ đọng mà thành Thực tà hữu hình; về biểu hiện hoặc là thủy tả, hoặc là đàm ẩm, hoặc là thủy thũng; về nguyên nhân hoặc là Trung tiêu vốn hư, thủy thấp không hóa được, hoặc là tham mát uống lạnh, Tỳ dương bị tổn thương đột ngột gây nên bệnh

Tóm lại, chứng Tỳ dương hư lấy dương hư thì hàn, chứng trạng chủ yếu là Hàn tính, tuy có lúc biểu hiện cả thủy thấp không hóa, nhưng không phải là hiện tượng đặc trưng chủ yếu. Còn chứng Tỳ hư thấp khốn, ngoài những biểu hiện hàn chứng thuộc Tỳ dương hư chủ yếu là thủy thấp thịnh ở trong… Đó là điểm phân biệt chủ yếu giữa hai chứng.

Chứng Tỳ thận dương hư với chứng Tỳ dương hư: Chứng Tỳ thận dương hư là chứng hậu phức hợp vừa biểu hiện Tỳ dương hư lại biểu hiện cả Thận dương bất túc; Phát sinh chứng này hoặc do Tỳ dương bị hư mà không bổ xung đầy đủ cho Thận dương, mà bệnh từ Tỳ liên lụy đến Thận; hoặc là vì tiên thiên vốn yếu phú bẩm bất túc, Thận dương hư suy không làm ấm áp cho Tỳ dương, mà bệnh từ Thận liên lụy đến Tỳ, cuối cùng khiến cho dương khí của Tỳ Thận đều tổn thương mà thành bệnh.

Biểu hiện chủ yếu của chứng Tỳ Thận dương hư là thân thể ớn lạnh tay chân lạnh, kém ăn trướng bụng, tả hoặc lỵ kéo dài, hạ lợi ra nguyên đồ ăn, hoặc ngũ canh tiết tả, tiểu tiện không lợi, toàn thân phù thũng, lưng mỏi gối lạnh, dương nuy di tinh, hoặc phụ nữ dạ con lạnh không thụ thai, chất lưỡi nhạt bệu có vết răng, rêu lưỡi trắng trơn, mạch Trầm Trì Tế Nhược. Đặc điểm chủ yếu, một là cơ năng hấp thu tiêu hóa bị trướng ngại; hai là thủy thấp ứ đọng như mục Thủy thông thân thũng hậu sách Chư bệnh nguyên hậu luận viết: “Thận hư không thể tuyên thông thủy khí, Tỳ hư lại khống chế được thủy, cho nên thủy khí tràn đầy”, ba là tính cơ năng bị giảm sút. Còn đơn thuần chứng Tỳ dương hư thì không có biểu hiện lưng gối mỏi lạnh và cơ năng giảm sút, cho nên phân biệt không khó.

Chứng Phế Tỳ Thận dương hư với chứng Tỳ dương hư: Chứng Phế Tỳ Thận dương hư chính là do Phế khí hư, Tỳ dương hư, cộng với Thận khí hoặc Thận dương bất túc mà thành bệnh thường gặp ở người bệnh đàm ẩm ho lâu ngày. Bởi vì đàm suyễn ho lâu ngày tổn thương Phế khí, Phế khí suy hư, đoản hơn, khái suyễn yếu sức, Phế Vệ không bền, tự ra mồ hôi, sợ lạnh. Tỳ dương không mạnh thì Thủy ẩm không hóa làm tân dịch, mà thành đàm ẩm, thấp và đàm ngăn trở Phế, suyễn khò khè bĩ tắc, vả lại Tỳ mất sự kiện vận kiêm hàng loạt chứng trạng trướng bụng, đại tiện lỏng, mỏi mệt yếu sức; Thận khí hoặc Thận dương bất túc, có các chứng trạng thở ra dài, thở ra ngắn, đoản hơi không đủ để thở, động làm thì bệnh tăng, còn có thêm các chứng trạng lưng gối lạnh mỏi, chân tay không ấm, tiểu tiện trong dài, lưỡi nhạt bệu có vết răng, mạch Trầm Trì Tế Nhược v.v…

Tóm lại, suyễn khái dài ngày lại thêm đàm ẩm úng thịnh đó là biểu hiện chủ yếu của chứng Phế Tỳ Thận dương hư. Mục Đàm ẩm sách cảnh Nhạc toàn thư viết: “Bởi vì Tỳ chủ thấp, thấp động thì là Đàm, Thận chủ thủy, thủy trào cũng là Đàm. Cho nên sự biến hóa của Đàm không ngoài Tỳ mà cái gốc của Đàm thì không ngoài Thận”. Chứng Tỳ dương hư tuy cũng có nguyên nhân Tỳ không hóa thấp mà gây nên các chứng trạng thấp đàm thịnh ở trong như đàm và dịch trong loãng lượng nhiều v.v… Nhưng Phế khí, Thận khí chưa hẳn hư hoàn toàn, tuyệt nhiên không có biểu hiện Thận không nạp khí, cũng không có chứng trạng Thận khí bất túc như mỏi lưng, di tinh… Đó là những điểm phân biệt chủ yếu gia chứng Phế Tỳ Thận dương hư với chứng Tỳ dương hư.

Trích dẫn y văn

Tỳ hư lạnh, trên quan bộ tay phải mạch âm hư, đó là Túc Thái âm kinh. Nếu bệnh ỉa chảy như giót, bụng đầy khí nghịch, hoặc loạn nôn mửa, hoàng đản, tâm phiền không nằm được, sôi bụng gọi là tì hư lạnh vậy (Tỳ tạng – Thiên kim phương).

Nghĩ như bệnh Tỳ… nếu là hư, hư thì sinh hàn, hàn thì tay chân không cất nhắc được, ăn uống không tiêu hóa được, hay ợ và nuốt chua, hoặc ăn vào thổ ra ngay, hoặc đột nhiên ăn không nuốt trôi, đau bụng sôi bụng, có lúc ỉa lỏng, chân tay nặng nề, hay tư lự không muốn nghe tiếng người, mê thấy ăn uống thiếu đói, mạch Trầm Tế, Nhuyễn Nhược, đều là các chứng hậu Hư hàn (Tỳ Vị hư thực luận trị – Tế sinh phương).

Chứng Tỳ hàn mạch bộ Quan bên phải ắt Trầm Trì, môi lưỡi phải nhợt, phải có triệu chứng nôn mửa, là tiết tả, là lỵ, là đau bụng, đau mình, là Hoàng đản, thấp thũng, là chân tay lạnh, là Quyết nghịch (Tỳ bộ – Bút hoa y kính).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận