[Chứng trạng] Chứng Thai nhiệt trong Y học cổ truyền

Chứng Thai nhiệt là tên gọi chung một loạt chứng hậu do âm hư dương thịnh ở người có thai, nhiệt ẩn náu ở Xung Nhám mà thai động không yên; Phần nhiều vì thể trạng vốn dương thịnh, thích ăn thức cay nóng, uống quá nhiều thuốc trợ dương hoặc Can uất hoá hỏa gây nên; phần nhiều gặp ở thời kỳ đầu khi có thai.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sau khi thụ thai, âm đạo xuất huyết bất ngờ, sắc huyết đỏ tươi, tâm phiền không yên, miệng lưỡi ráo hoặc thích uống mát, hoặc đại tiện táo kết, tiểu tiện sắc vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng và khô, mạch Hoạt Sác.

Chứng Thai nhiệt thường gặp trong các bệnh Thai lậu, Thai động không yên, Đoạ thai, Hoạt thai.

Cần chẩn đoán phân biệt với chứng Âm hư dương cang.

Phân tích

– Chứng Thai nhiệt xuất hiện trong bệnh Thai lậu, Thai động không yên, biểu hiện lâm sàng phần nhiều có các chứng trạng âm đạo xuất huyết, dầm dề không dứt, sắc đỏ tươi, đau bụng dưới, tâm phiền không yên, lưỡi ráo, miệng khô, táo bón tiểu tiện đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng ít tân dịch, mạch Hoạt Sác v.v… Mục Phụ nhân quy sách cảnh Nhạc toàn thư viết: Thai khí bị nhiệt mà không yên, thì chứng trạng phần nhiều phiền nhiệt hoặc khát, hoặc táo hoặc trên dưới không thông, hoặc lậu huyết tiểu tiện đỏ, hoặc sáu bộ mạch Hoạt Sác ”, phần nhiều do thể trạng vốn dương thịnh, hoặc dùng quá nhiều thuốc cay ấm trợ dương, hoặc Can kinh có uất nhiệt, lại vì sau khi có thai âm huyết phải nuôi thai, âm huyết hư một phía gây nên nhiệt ở bên trong tăng thêm. Nhiệt thịnh huyết không đi theo Kinh, thai mấy sự nuôi dưỡng; Hoặc nhiệt làm thương Bào lạc ập vào quấy nhiễu thai nguyên khiến cho thai động không yên; Điều trị nên thanh nhiệt an thai, cho uống bài Bổ âm tiễn (Cảnh Nhạc toàn thư) nếu chứng trên có thêm đắng miệng họng khô, sườn trướng đau, nóng nẩy dễ cáu giận, đó là hỏa giận động đến huyết làm tổn hại đến thai nguyên, bài thuốc đã dẫn ở trên gia Chi tử, Trắc bá diệp. Nếu âm đạo chảy máu và đau lưng ngày càng dữ dội, thì cuối cùng là đoạ thai. Nếu liên tục bị vài ba lần như thế gọi là Hoạt thai. Cho nên chứng Thai nhiệt cũng thường xuất hiện Đoạ thai, Hoạt thai; Như mục Phụ nhân qui sách Cảnh Nhạc toàn thư có viết: “Phàm chứng Thai nhiệt, huyết dễ bị động, mà huyết động thì thai không yên. Cho nên Đoạ trong nội nhiệt mà do Hư cũng thường hay gặp”.

Thai nhiệt nếu cùng Xung khí nghịch lên thì thành chứng hậu thai nhiệt khí nghịch, sách Phụ khoa ngọc xích viết: “Có thai bốn năm tháng trở lại, vốn do quân hỏa và tướng hỏa nuôi thai, bình thường vốn có hỏa mà thai nhiệt khí nghịch, thai quấy nhiễu lên Tâm không yên, Hung Cách trướng đầy, gọi là chứng Tử huyền”. Biểu hiện lâm sàng thấy hung cách trướng đầy, tâm phiền kém ngủ, miệng đắng họng khô v.v…Lại có trường hợp vốn thể trạng âm hư dương thịnh, sau khi thụ thai thì âm khuy ở dưới, khí nổi lên trên, hỏa nghịch xung nghịch lên Tâm gây nên.

Một chứng Thai nhiệt, chủ yếu do sau khi thụ thai huyết của Tạng Phủ kinh lạc dồn xuống Xung Nhâm để nuôi thai nguyên khiến cho thể trạng của người mẹ âm huyết bị hư về một phía dương khí thịnh về một phía mà nhiệt càng tăng. Nhiệt quấy rối Xung Nhâm do đó mà thai nhiệt không yên. Lâm sàng nên biện chứng tìm ra nguyên nhân, lại từ nguyên nhân mà bàn tới phép điều trị.

Chẩn đoán phân biệt

Chứng Âm hư dương cang với chứng Thai nhiệt, mục Ngũ âm, ngũ vị thiên sách Linh Khu viết: “Phụ nữ sinh ra có thừa về khí mà bất túc về huyết, vì họ luôn luôn bị mất huyết vậy”. Cho nên đời sau mới có thuyết nói phụ nữ huyết thường bất túc, khí thường hữu dư.

Sau khi phụ nữ có thai, âm huyết tụ lại ở dưới để chăm sóc thai nguyên thì phần âm càng su y. Mục Nhâm phụ tự phong Thẩm thị nữ khoa tấp yếu viết: “Nguồn gốc của phụ nữ có thai gồm 3 đại cương: Một là âm khuy; tinh huyết con người có hạn, tụ lại để nuôi thai, âm phần hẳn phải khuy” Nếu âm khuy không thể chế được dương, Can dương cang lên, hình thành chứng hậu âm dương cang, nguyên nhân bệnh với chứng Thai nhiệt giống nhau, cho nên hai chứng này đều có thể thấy phiền nhiệt, khát nước, lưỡi ráo. Nhưng loại trên phần nhiều do thể t vốn Can âm bất túc, Can dương găng một phía, sau khi có thai âm huyết càng hư, Can dương quấy rối thanh khiếu, thì dễ sinh huyễn vậng, nặng hơn thì Can phong nội động, hư hỏa bốc lên dẫn động Tâm hỏa, phong và hỏa cùng bùng lên đến nỗi thành hôn đả ngã lăn, hôn mê không biết gì, chân tay co giật rất nguy hiểm. Mục Nhâm phụ tự phong sách Thẩm thị nữ khoa tấp yếu tiên chính có viết “âm hư mất sự thu nhận, cô dương nghịch lên trên, và âm khuy không hút vào, Can dương nội phong bạo động”; Lâm sàng gặp nhiều ở các chứng Tử huyền, Tử gian; sau đó là nhiệt ẩn náu ở Xung Nhâm tổn hại đến thai nguyên, nên lâm sàng biểu hiện lấy đặc trưng là huyết giỏ giọt không dứt, thai động không yên, tiến lên bước nữa là bị đoạ thai. Nguyên nhân giống nhau mà chứng thì khác nhau, cần phải phân biệt.

Mục Tiểu sản sách Phó thanh chủ nữ khoa viết: “Phụ nữ có thai mắc chứng khát nước phiền táo, trên lưỡi mọc mụn, hai môi sưng loét, đại tiện khô vài ngày không thông đến nỗi đau bụng tiểu sản, mọi người đều cho là hỏa nhiệt ở Đại trường, nào ai biết đó là hỏa nhiệt hun đốt thai. Nghĩ như huyết sở dĩ nuôi thai, ôn hoà thì thai bổ ích, nóng quá thì thai tổn hại. Nếu lấy nhiệt để hun đốt đứa trẻ ở trong Bào thai, thì có tống thuốc cho uống cũng khó sống nổi, tất phải vọt ra ngoài để tránh sự thúc ép của hỏa khí “Mục An thai sách Diệp thị nữ khoa chứng trị cũng viết: “Có thai ăn nhiều độc vật cay nóng, nhiệt tích trong thai đến nỗi thai nhi không yên, chân tay cựa quậy, trên công lên Tâm bào, người mẹ rất đau đớn”.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận