[Chứng trạng] Chứng Can dương hư cần phân biệt với chứng gì trong Đông y

Can dương hư là tên gọi tắt cho những biểu hiện làm sàng do Can khí hư phát triển thêm một bước đến dương hư sinh hàn, tác dụng của Can giảm xút dẫn đến bệnh cơ giảm xút toàn diện công năng của Can; bệnh phần nhiều do sợ hãi quá mức hoặc ở lâu trong nghịch cảnh, làm cho dương khí lắng chìm hoặc bị trực trúng hàn tà điều trị không kịp thời làm tiêu mòn dương khí mà thành bệnh.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu ở chứng Can dương hư, về mặt tình chí là ưu uất hay sợ, rầu rĩ không vui. về mặt cảm giác là mắt tối xầm, nhìn mọi vật không tỏ, cơ thể lạnh sợ lạnh, hạ sườn đau, chân không ấm, đầu mình tê dại, mặt thường tái xanh, móng tay chân nhợt và khô, dưới sườn trướng và cứng hoặc gân bị lạnh co rụt khó nắm được đồ vật. về mặt khí quan và công năng thì tính dục thờ ơ, dương suy hoặc phòng sự không bền, cao hoàn lạnh, bộ phận sinh dục ẩm ướt, không mộng di hoạt tinh hoặc teo bộ phận sinh dục; ở phụ nữ thì bụng dưới lạnh đau, kinh nguyệt kéo dài hoặc giỏ giọt không dứt, đới hạ trong lạnh, tử cung bị lạnh không thụ thai, chất lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế Huyền Trì, tả quan Trầm Nhược.

Chứng Can dương hư thường gặp trong các bệnh Kinh khủng, Dương nuy, Giải tình, Hư tổn.

Cần chẩn đoán phân biệt các chứng Can khí hư, chứng Thận dương hư.

Phân tích

Chứng Can dương hư gặp trong lúc bị kinh khủng là vì Can chứa hồn, dương hư thì hồn không yên mà thần bị động, thần động thì Kinh; Đởm phụ thuộc vào Can mà biểu lý với Can, Can hư thì Đởm khiếp; Đởm khiếp thì khủng. Cho nên Can dương hư, thường Kinh và Khủng đồng thời xuất hiện. Trương Trọng Cảnh thưởng bảo Kinh khí vốn là vào Tâm và cũng thường làm tổn thương Can Đởm; Bản Thần thiên sách Linh Khu còn ghi chép: “Phượng Đông sắc xanh, thông vào tạng Can… phát bệnh thì thành Kinh hãi”; khi điều trị, nên bồi bổ Can Đởm, giúp đỡ nguyên khí và kiêm trấn yên tâm thần, dùng phương Long sĩ thanh hồn tán (Loại chứng trị tài) hoặc Chân châu mẫu hoàn (Phổ tế bản sự phương). Nếu sợ hãi quá nặng, lại nên thêm các thuốc bổ. Thận Bản thần thiên sách Linh Khu có nói: “Can chứa huyết, huyết chứa hồn. Can khí hư thì Khủng, Can khí thực thì Nộ”. Tạng khí pháp thời luận sách Tố Vấn nói: “Can mắc bệnh thì đau lan tới bụng dưới, khiến người ta hay giận. Can Khí hư thì mắt lờ mờ không trông thấy gì, tai không nghe được gì, hay sợ, cảm như có người sắp đến bắt”. Như vậy có thểCan dương hư sinh Khủng làm căn cứ biện chứng. Nhưng Khủng vốn làm hại Thận, Thận khai khiếu lên tai, Thận tổn thương thì không làm đầy đủ lên tai cho nên tai chẳng nghe được gì, cho nên đây là chứng trạng chủ yếu để chữa kinh khủng do Can, ngoài những thuốc bồi bổ nguyên khí và bồi dưỡng Can Đởm cần tăng cường thuốc bổ Thận – Chứng Can dương hư gặp trong bệnh Dương nuy, trong thời gian nam nữ gần gũi sinh hoạt, vì Can hư nên khí không tới kịp, dương đạo không thể hưng phấn mà thành bệnh; lại vì dương hư thì sinh ngoại hàn, bộ phận sinh dục của người bệnh bị lạnh và ẩm ướt, chi dưới không ấm, mạch Trầm Tế Trì; lại có trường hợp lười biếng không chịu lao động, đởm khiếp nên thường biểu hiện sầu muộn do Can hư; Điều trị nên bổ Can tráng dương, cho uống bài Lộc nhung hoàn (Lục Kinh phương chứng Trưng Tây thông giải) hoặc Ôn dương bổ Can tiễn (Kinh nghiệm phương) gia giảm (Can âm, Can huyết kiêm hư, gia Đương qui, Kỳ tử; Kiêm trung tiêu hư hàn, gia Nhân sâm, Can khương; Bụng dưới đau rút bỏ Mộc qua, gia Tiểu hồi hương, Hồ lô ba, Lệ chi hạch; Mửa nước chua, khí dồn lên gia Ngô thù, Xuyên tiêu).

Chứng Can dương hư gặp trong bệnh Hư tổn, có chỗ khác với âm hư là chủ yếu, cũng là chứng trạng rất thường gặp trong bệnh Hư tổn; Trước hết, đây là chứng Dương hư.

Dương hư hư tổn, gặp rất nhiều trong trường hợp ưu sầu tư lự làm thương thần hoặc làm việc mệt nhọc quá độ làm hại sức, hoặc sắc dục quá độ mà khí với tinh cùng đi hết; hoặc phú bẩm nguyên dương bất túc lại bị hàn lạnh làm tổn thương. Thứ hai, đây là chứng Can dương hư, vị trí bệnh chủ yếu là ở Can chứ không ở Thận. Đương nhiên, phần Dương của Can sinh ra ở trong Thận, Thận hư cũng có thể ảnh hưởng tới Can dẫn đến chứng Ca

Bài thuốc chủ yếu, chứng trạng chủ yếu của chứng Can dương hư trong bệnh Hư tổn, Đường Dung Xuyên có bàn tới trong sách Lục Kinh phương chứng Trung Tây thông giải, ông nói: “Can dương hư thì tinh hàn Thận lạnh, Hoạt tinh mà không Mộng, nên uống Thiên hùng tán (Kim Quỹ yếu lược). Các chứng trạng khác thì gần giống với loại bệnh Lười biếng của chứng Can dương hư, có thể tham khảo.

Chứng Can dương hư gặp trong bệnh Giải đọa (lười biếng) lấy bệnh ở Can làm gốc, và kiêm các chứng trạng khí hư của Tỳ Vị làm ngọn. Biểu hiện gây nên bệnh này là do dương khí hư suy, công dụng của Can không mạnh, khí không chỉ đạo được hỏa, Can hỏa không nhuận, nên có các chứng trạng móng tay chân khô nhợt, gân bị lạnh co rút, hay mỏi rời không cầm nắm được lâu, mắt mờ, đờm khiếp sợ sệt, ưu uất, ý chí tiêu mòn, bộ phận sinh dục ẩm lạnh, rụt rè can thiệp chuyện đời; Nếu là biểu hiện phần ngọn của bệnh thì do Can dương hư mà Mộc không sơ Thổ, có các chứng trạng bụng đầy không muốn ăn, tứ chi rã rời thiểu khí biếng nói. Bệnh lười biếng kéo dài không khỏi dễ đi vào con đường hư tổn, nên điều trị sớm, chủ yếu nên dùng phép Ôn dương bổ Can, hỗ trợ phép ích khí phù Tỳ, có thể dùng phương kinh nghiệm Ôn dương bổ Can tiễn gia Sâm – Truật – Kỳ – Thảo – Thăng – Sài – Khương – Phòng là những thuốc thăng dương ích khí, tuỳ chứng mà gia giảm.

Chứng Can dương hư nếu gặp ở bệnh nhân là phụ nữ, là vì phụ nữ lấy Can làm tiên thiên, Dương khí của Can đã hư, tất nhiên Xung Nhâm cũng hư tổn, cho nên biểu hiện lâm sàng có chứng Kỳ kinh không điều hoà. Như khí hư không vận chuyển được huyết để hành kinh, có thể dẫn đến hành kinh muộn hoặc bế kinh, dưới sườn và bụng dưới lạnh đau, lâu ngày Tử cung nhiễm lạnh không thụ thai được, đới hạ trong và lạnh. Như khí không phát huy tác dụng thăng đề thống nhiếp, Can không chứa huyết có thể dẫn đến kinh nguyệt lâm li không dứt; Điều trị phụ nữ mắc chứng Can dương hư, nên coi trọng ôn dưỡng huyết khí, điểu bổ kỳ kinh, tuỳ chứng mà chọn dùng các bài Ôn kinh thanh (Kim Quỹ yếu lược) Noãn cung hoàn (Chứng trị chuẩn thằng)Đại doanh tiễn (Cảnh Nhạc toàn thư); Chỉ cần gia giảm thích hợp đều hiệu nghiệm.

Chẩn đoán phân biệt

Chứng Can khí hư với chứng Can dương hư, cả hai đều là Can bệnh, đều thuộc Hư chứng, lại đều có những chứng trạng công năng và tác dụng suy thoái, vì thế rất dễ lẫn lộn, cần phải nắm vững chỗ giống nhau và chỗ khác nhau, bỏ cái giống nhau thì cái khác nhau sẽ hiện ra. ở đây, trước hết giới thiệu chỗ giống nhau:

Can chủ Cân, dương khí hư thì gân mất sự nuôi dưỡng, sẽ cảm thấy mệt mỏi, lười nhác không chịu nổi mệt nhọc.

Can là cương tạng, Đởm phủ phụ thuộc vào nó. Dương khí hư thì Đởm khiếp hay sợ hãi, ưu uất không vui.

Can chứa huyết, dương khí bất túc để vận hànhết làm cho khoẻ gân, phần nhiều thấy đầu mình tê dại, chân tay không ấm.

Sườn là khu vực quản lý của Can, dương khí hư thì mất sự sơ tiết, đa số có chứng khí trệ Đởm uất, dưới sườn trướng và cứng. Can mộc dương khí hư suy không sơ thổ được sẽ dẫn đến Thổ bị úng tắc, Tỳ bị ngăn trệ làm cho đầy bụng kém ăn.

Can khai khiếu lên mắt, dương khí bất túc nên không thông đạt lên mắt, sẽ làm cho mắt trông không tỏ, hoặc mắt tối xầm.

Can chủ về gân, mạch của Can vòng quanh bộ phận sinh dục, dương khí hư, tướng hỏa suy thoái cho nên dương khí không đi tới, thường làm cho dương đạo của người ta không mạnh, sinh lý bạc nhược.

Mạch Tả quan ở thốn khẩu để chẩn đoán bệnh ở Can, nếu dương khí ở Can hư yếu, thì mạch ở Tả quan thường Trầm Tế mà Huyền.

Phụ nữ lấy Can làm tiên thiên, dương khí ở Can hư yếu, Xung Nhâm bị hư tổn, phần nhiều làm cho hành kinh ra chậm chạp kéo dài hoặc không dứt điểm, vùng lưng và bụng dưới lạnh đau.

Nêu ra sự giống nhau của hai chứng đại khái như thế, căn cứ vào đó bước đầu có thể khẳng định được tình hình của bệnh, bệnh không là Can khí hư thì là Can dương hư.

Sau đó bàn đến chỗ khác nhau, xem xét có hay không có các chứng trạng thuộc dương hư sinh hàn, sẽ có thể tiến một bước để nhận định chúng thuộc khí hư hoặc dương hư. Một là triệu chứng cơ thể lạnh và sợ lạnh, móng tay chân trắng nhợt. Hai là hai hòn cao hoàn đều lạnh, dương nuy không cường, hoặc ngoại hình bộ phận dinh dục teo quắt, tinh hoạt không do mộng tinh, khó mà sinh đẻ. Ba là mạch có hiện tượng Trì, hoặc Tả quan Trầm Nhược. Những hiện tượng Hàn trên đây không cần thiết đầy đủ, nhưng nếu thấy một, hai chứng là có thể nhận định là Dương hư. Còn như Trương Cảnh Nhạc nói bệnh thấy Hư Nhược mà không có chứng Nhiệt, đó là chứng hậu của Dương hư, Nếu lại coi Khí hư cũng như Dương hư thì đó là kiến thức phiến diện, rất xa lạ không chấp nhận được.

Chứng Thận dương hư với chứng Can dương hư. Thận với Can có mối quan hệ tương sinh, thông thường Thận thủy tư dưỡng Can mộc, khi bị bệnh có thể ảnh hưởng lẫn nhau. Vấn đề là làm sao cả hai chứng đều là dương hư ở hạ tiêu, lâm sàng đều có thể xuất hiện những chứng trạng cơ thể lạnh, tay chân quyết lạnh, mệt nhọc lười nhác, tinh lạnh dương nuy, hoạt tinh không mộng, đau lưng đầy bụng… và lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Trì hoặc Trầm Nhược; Nếu biện chứng không tinh, rất dễ đem chứng Can dương hư chẩn đoán sai lầm là chứng Thận dương hư. Để phân biệt vấn đề này, có 3 điểm chủ yếu:

(1) Chứng Thận dương hư, gốc bệnh ở Thận, Thận chứa tinh, chủ xương, sinh tủy, là chức quan tác cường, khai khiếu ra tai, lưng là phủ của Thận, Thận lại biểu lý với Bàng quang, cho nên Thận bệnh cho đến dương khí hư, ngoài những mạch chứng nói ở trên còn có thể thấy những đặc trưng khác của Thận hư như tảo tiết, lưng gối mềm yếu, tai ù như ve kêu, thính lực giảm, tiểu tiện nhiều lần mà trong, giỏ giọt không dứt; ban đêm đi tiểu nhiều lần, mạch hai bộ Xích vô lực, xem ra không giống với chứng Can dương hư.

(2) Chứng Can dương hư, gốc bệnh ở Can, Can chứa huyết, chủ về gân, khai khiếu lên mắt, sườn là nơi Can quản lý; Can lại biểu lý với Đởm, cho nên bệnh Can đã đến tình trạng dương khí hư, ngoài những mạch chứng cộng đồng như đã nói ở trên, cũng biểu hiện những đặc thù về Can hư như mắt tối xầm, nhìn không tỏ, dưới sườn trướng rắn, đầu mình tê dại, gân bị lạnh co rút, mạch tả quan Trầm Huyền hoặc Trầm Nhược. Căn cứ vào đó có thể phân biệt sự khác nhau với chứng Thận dương hư.

(3). Trên đây đã nói sự giống nhau giữa hai chứng hoặc những chứng trạng tương tự, cũng có thể qua kinh nghiệm để chẩn đoán phân biệt như: Chứng thể trạng lạnh và chân tay quyết lạnh, mệt mỏi quá sức của Thận hư thường có kiêm chứng sắc mặt trắng nhợt, hoặc vùng mặt phù thũng nhẹ, lưng gối mềm yếu, cảm giác hưng phấn đột ngột. Còn chứng sợ lạnh và chân tay không ấm của chứng Can hư, mặt thường không nhợt không sưng mà hơi tái xanh, đồng thời các móng tay chân khô nhạt, không có sắc màu, trong trạng thái lười nhác còn thấy cả các hiện tượng đởm khiếp, ưu uất, rầu rĩ không vui v.v…

Chứng tinh lạnh dương nuy do Thận hư, trước tiên là do Thận khí không bền, có thể cường dương nhưng không cường được dẻo dai dần dần làm cho Thận khí không bền mà làm cho hoạt tinh, rồi tảo tiết rồi sau cùng mới đến Nuy, không sánh được với chứng dương nuy do Can hư, đơn thuần do Can khí không đến, trước hết còn cường dương như không cứng, bộ phận sinh dục ẩm lạnh, rồi hoàn toàn dẫn đến Dương nuy, không cường dương, không cần thiết kinh qua các giai đoạn Thận khí không bền hoặc tảo tiết.

Chứng vùng bụng chướng đầy với chứng Thận hư, phần nhiều do nước tràn lan ở trong bụng, khí cơ bị ngăn trở gây nên, vì vậy việc ăn uống không ảnh hưởng gì, không như chứng bụng đầy của Can hư là do Mộc không sơ Thổ gây nên, cho nên mới có hiện tượng đầy mà không thiết ăn uống. Tổng hợp cả ba điểm nói trên để chẩn đoán phân biệt thì hiện tượng dương hư ở Thận hoặc ở Can, tự thấy những n không giống nhau.

Trích dẫn y văn

Can hư lạnh thì dưới sườn rắn đau, mắt mờ, cánh tay đau, có hiện tượng phát lạnh như sốt rét, không muốn ăn uống, phụ nữ không hành kinh, thở gấp, mạch trên bộ Quan Trầm mà Nhược là bệnh này (Trung Tạng kinh).

Can khí bất tán thì mắt nhìn không tỏ, hai bên sườn căng đau co rút, không thở dài được, móng tay chân khô, mặt tái, hay lo sợ như có người sắp đến bắt, đó là do Can khí hư, nên điều trị theo phép Bổ (Ngũ tạng lục phủ bệnh chư hậu – Chư bệnh nguyên hậu luận).

Can hư thì sinh hàn, hàn thì dưới sườn căng trướng, nóng rét, bụng đầy, không muốn ăn uống, rầu rĩ không vui, như có người sắp đến bắt, nhìn mọi vật không tỏ, mắt tối xầm, đắng miệng, đau đầu, khớp xương co ruổi khó, gân mạch co rút, móng tay chân khô ròn, hay lo sợ, không được thở dài, mạch Trầm Hoạt. Đó là những chứng hậu do Can hư (Thái bình thánh huệ phương).

Một phép là bổ Can dương, như dùng Nhục quế, Xuyên tiêu, Nhục dung… Một phép là bổ Can khí, như dùng Thiên ma, Bạch truật, Cúc hoa, Sinh khương, Tế tàn, Đỗ trọng, Dương can(Tân khê thư ốc dạ thoại lục).

Nói sinh lý của tạng Can theo từng bộ phận, lấy huyết làm Thể, lấy khí làm Dụng. Huyết thuộc Âm, khí thuộc Dương, gọi là Thê Âm và Dụng Dương. Cho nên chứng Can hư là thuộc loại huyết thiếu mà cơ thể không đầy đủ, cũng có trường hợp do khí suy mà tác dụng không mạnh, nên bao gồm cả khí, huyết, âm dương ở trong, tức là bốn loại Can huyết hư, Can khí hư, Can âm hư, Can dương hư, Can khí và Can dương bình thường là một loại năng lực làm cho tạng Can thăng phát và điều sướng, cho nên gọi là “Dụng”. Phát bệnh thì là khí nghịch dương cang tức gọi chung là chứng Can khí, chứng Can dương; hoặc biểu hiện các chứng hậu uể oải, ưu uất, đởm khiếp, đầu đau và tê dại, chân tay không ấm… đó là Can khí hư và Can dương hư (Bàn về Can bệnh – Khiêm Trai y học giảng cáo).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận