Chữa cảm mạo hiệu quả bằng châm cứu

Cảm mạo, còn gọi là thương phong, có thể bị ở cả bốn mùa. Bệnh thường sinh vào những lúc khí trời đột nhiên nóng, lạnh, hoặc lao động ra nhiều mồ hôi. Chủ yếu là do ngoại cảm phong hàn, hoặc thân thể suy nhược, sức đề kháng giảm mà phát bệnh

Cảm mạo có các biểu hiện là: nghẹt mũi chảy nước mũi trong, hắt hơi, ho hắng, đau đầu, ăn không ngon…

Cảm mạo nặng (cúm lây lan): phần nhiều là sợ lạnh, sốt, đau đầu, đau họng, ho, đau lưng, đau khớp tứ chi, không muốn cử động, có thể quặn bụng, buồn nôn.

Cách chữa: lấy huyệt: Đại chuỳ, Hợp cốc, Phong trì, 3 huyệt này tác dụng chủ yếu chữa cảm mạo. Đều dùng hào kim vê chuyển tiến kim, dùng thủ pháp bình bổ bình tả. Lưu kim 30′

Gia giảm: Đau đầu gia huyệt Ấn đường, Thái dương, nặn máu; cuống họng đau, dùng kim ba cạnh châm nặn máu ở Thiếu dương; ho hắng gia Liệt khuyết, Thái uyên; tắc mũi gia Nghinh hương; sốt cao gia Khúc trì, Thập tuyên, châm nhanh, nặn máu; toàn thân và tứ chi đau buốt gia Khúc trì, Thừa sơn; quặn bụng, buồn nôn gia Nội quan

Giảng nghĩa của phương: Phương này lấy giải biểu, tán hàn làm chính

Do phế và đại trường cùng biểu lý, nên lấy Hợp cốc ở kinh đại trường để giải biểu tán hàn, phát hãn (*) tuyên thông phế khí để dứt ho. Lấy phong trì để khu phong (**) mà dứt đau đầu. Đại chuỳ là huyệt ở đốc mạch, cũng là huyệt hội của thủ túc tam dương kinh, cho nên có thể trị được ngoại tà xâm phạm vào cơ thể làm cho kinh khí âm dương ngưng tắc phát thành nhiệt. Huyệt Thái dương là huyệt lạ ngoài kinh (kinh ngoại kỳ huyệt), dùng kim ba cạnh châm nặn máu có tác dụng tiết nhiệt, làm mát đầu mắt, có thể chữa đau góc đầu, trán. Huyệt ấn đường trị đau trước đầu. Thiếu thương là kinh huyệt thủ thái âm phế có tác dụng làm tiết tà nhiệt ở phế kinh, cho nên có là huyệt vị chính để chữa đau họng; Liệt khuyết là Lạc huyệt của thủ thái âm phế kinh; Thái uyên là Nguyên huyệt của thủ thái âm kinh. Hai huyệt này có tác dụng rất lớn đối với việc tuyên phế, vì vậy có thể chữa được ho do phế khí không tuyên (không thông). Thủ dương minh đại trường kinh tuần hành đến mũi, vì thế huyệt Nghinh hương có thể trị mũi tắc không thông, Thập tuyên có công hiệu tuyên khiếu, khai bế (thông khiếu, mở chỗ bị đóng tắc), lưu dương khí, thanh nhiệt, giải biểu, trị nóng đau; đau phía sau bụng chân có quan hệ với kinh bàng quang, vì vậy lấy huyệt Thừa sơn của kinh đó để thông kinh khí mà dứt đu. Nội quan là Lạc của thủ quyết âm, kinh mạch của khí cơ tam tiêu, khoan cách, hoà vị, giáng nghịnh, điều khí, làm dứt nôn mửa.

(+) Phong trì – Can du – Túc tam lý (mùa xuân)

(+) Phong trì – Hợp cốc – Phục lưu (mùa đông)

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận