Chữa bệnh viêm xoang cấp tính, mạn tính dùng thuốc Nam, Đông y

Viêm xoang cấp tính là viêm niêm mạc xoang cấp tính. Thông thường một xoang bị viêm, có khi cả hai bên, hoặc lan ra ra cả xoang sàng, xoang trán, xoang bướm tạo thành viêm đa xoang.

Triệu chứng cơ năng.

  • Đau: Đau vùng mặt là dấu hiệu chính, thường đau về sáng do đêm bị ứ đọng xuất tiết, đau thành từng cơn gây nhức đầu. Đau nhức nhất là vùng quanh mắt, đau thành cơn, đau theo nhịp đập. Ấn đau ở phía dưới ổ mắt, cơn đau có chu kỳ, đúng khoảng thời gian nhất định trong ngày thường đau vào lúc từ 8 đến 11 h.
  • Ngạt tắc mũi: tùy theo tình trạng viêm, ngạt tắc mũi 1 hay cả 2 bên, mức độ vừa nhẹ, từng lúc hay tắc mũi liên tục gây mất ngửi, ngạt nhiều bên đau, ngạt tăng về ban đêm.

    BIểu hiện của bệnh viêm xoang
  • Chảy mũi: chảy mũi vàng đục làm hoen bẩn khăn tay, có mũi hôi. Đôi khi xì mạnh thường gây đau và lẫn tia máu.

Viêm xoang mạn tính Là do sự biến đổi không hồi phục của niêm mạc xoang, gây nên loạn sản, dạng polyp, tiết dịch, tiết nhầy hoặc viêm mủ.

Triệu chứng cơ năng. Đau: Viêm mạn tính thường không đau, trừ những đợt hồi viêm. Thường chỉ là cảm giác nặng đầu, vị trí tùy theo loại xoang viêm. Viêm xoang trước thường nhức quanh mắt, ở hàm trên. Viêm xoang sau thường nhức sâu hoặc ở vùng đỉnh chẩm.

Ngạt tắc mũi thường xuyên.

Chảy mũi kéo dài ra mủ xanh hoặc mủ vàng, nếu là viêm xoang trước mạn tính. Viêm xoang sau: triệu chứng âm ỉ dễ nhầm lẫn. Mủ hoặc chất nhầy chảy xuống họng, bệnh nhân phải khịt, khạc, nhổ thường xuyên. Hay có biến chứng mắt như viêm thần kinh thị giác sau nhãn cầu, viêm mống mắt thể mi…

Nguyên nhân do cơ địa dị ứng nhiễm trùng (huyết nhiệt) dị ứng do lạnh (phế khí hư, vệ khí hư) gặp phải các tác nhân phong hàn, phong nhiệt, nhiệt độc… mà gây ra bệnh.

Được chia làm 2 loại để chữa: viêm xoang dị ứng và viêm xoang nhiễm trùng.

VIÊM XOANG DỊ ỨNG

Thường do phong hàn kết hợp với phế khí hư và vệ khí hư.

Phương pháp chữa: dùng thuốc và châm cứu giống trường hợp viêm mũi dị ứng đã nêu ở trên.

VIÊM XOANG NHIỄM TRÙNG

Thường do phong nhiệt, nhiệt độc gây ra có 2 thể cấp tính và mạn tính

Cấp tính

Triệu chứng: bệnh mới phát, ngạt mũi, chảy nước mũi vàng có mủ, xoang hàm và xoang trán đau, viêm hố mũi kèm thêm các triệu chứng toàn thân như: sợ lạnh, sốt, nhức đầu.

Phương pháp chữa: thanh phế nhiệt giải độc là chính, nếu có kèm thêm sợ lạnh, sốt nhức đầu thêm thuốc phát tán phong nhiệt.

Bài thuốc:

Bài 1:

Kim ngân hoa 16g Hy thiêm thảo 16g

Ké đầu ngựa 16g Chi tử 8g

Mạch môn 12g Rấp cá 16g

Bài 2: Tân di thanh phế ẩm gia giảm:

Tân di 12g ‘ Tri mẫu 12g

Hoàng cầm 12g Kim ngân hoa 16g

Sơn chi 12g Mạch môn 12g

Thạch cao 40g Ngư tinh thảo 20g

Nếu bệnh nhân sợ lạnh, sốt, nhức đầu bỏ Hoàng cầm, Mạch môn thêm Ngưu bàng 12g, bạc hà 12g.

Vị thuốc tân di
Vị thuốc tân di

Mạn tính

Triệu chứng: bệnh kéo dài, xoang hàm và trán ấn đau thường chảy nước mũi có mủ, mùi hôi, khứu giác giảm, nhức đầu thường xuyên.

Phương pháp chữa: dưỡng âm, nhuận táo, thanh nhiệt giải độc.

Bài thuốc:

Sinh địa 16g Kim ngân 16g

Huyền sâm 12g Ké đầu ngựa 16g

Đan bì 12g Tân di 8g

Mạch môn 12g Hoàng cầm 12g

Vị thuốc ké đầu ngựa điều trị viêm mũi dị ứng
Vị thuốc ké đầu ngựa điều trị viêm mũi dị ứng và viêm xoang

Châm cứu:

Chọn huyệt tại chỗ nơi vị trí xoang đau như: Đầu duy, Thái dương, ấn đường, Thừa khấp, Quyền liêu.

Nếu viêm xoang dị ứng thêm huyệt Túc tam lý.

Nếu viêm xoang nhiễm trùng thêm các huyệt: Hợp cốc, Khúc trì, Nội đình.

Xem tiếp:

Bệnh học Viêm xoang

Viêm mũi xoang mạn tính

Viêm xoang mãn tính

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận