CHI DƯỚI LỞ LOÉT MẠN TÍNH | Bài thuốc đông y

BÀI THUỐC ĐÔNG Y CHỮA BỆNH CHI DƯỚI LỞ LOÉT MẠN TÍNH

Bệnh này gặp ở người công tác lâu dài phải đứng suốt ngày và kèm theo giãn tĩnh mạch chi dưới. Đặc điểm của bệnh là thời gian lở loét lâu không khỏi, tuy đã gắn miệng cũng dễ tái phát, bộ vị phát bệnh ở khoảng một phần ba bụng chân từ dưới lên, y học cổ truyền gọi là “ Liêm sang”do thấp nhiệt hạ chú, ứ huyết nghẽn trở kinh lạc gây nên.

a. Bài thuốc uống trong

Đương quy 20 gam, Nhân Trần 30 gam,

Cát căn 30 gam, Hoàng bá 12 gam,

Khổ sâm 12 gam, Liên kiều 12 gam,

Trư linh 12 gam, Xương truật (sao) 10 gam,

Phòng phong 10 gam, Khương hoạt 10 gam,

Tri mẫu 10 gam, Mộc qua 25 gam,

Thăng ma 3 gam,

Ngày 1 thang, sắc lấy nước chia 2 lần uống lúc nóng,

b. Bài thuốc đắp chữa bên ngoài

– Bài 1

Hoàng cầm 2 gam, Hoàng bá 2 gam,

Hổ trượng 2 gam, Lồ cam thạch 2 gam,

Nhũ hương 2 gam, Một dược 2 gam,

Huyết kiệt 1 gam,

Các vị tán bột, khi dùng trước hết dùng nước muối sinh lý 1% rửa sạch vết đau, sau rắc thuốc bột lên trên, bọc vải mỏng ra ngoài; mỗi ngày thay thuốc 1 lần, nếu nhiều nước mủ, có thể thay thuốc 2 lần.

– Bài 2

Đế dầy cao su cũ đốt thành than, trộn đều với dầu thực vật, Dùng nước muối sinh lý rửa sạch vết đau, sau rắc thuốc, lấy băng buộc lại, cách ngày thay thuốc 1 lần.

– Bài 3

Móng chân lợn 40 gam, Huyết kiệt 10 gam, Chế lô cam thạch 30 gam, . Khinh phấn 6 gam, bột cam thảo 20 gam, Duyên phấn 9 gam, băng phiến 5 gam, .

Móng chân lợn sao lẫn với cát cho khô ròn; Duyên phấn sao nhỏ lửa đem các vị thuốc tán bột trộn đều, đựng trong lọ. Khi dùng sắc hoa tiêu lấy nước ngâm rửa nơi đau 30 phút, thấm khô, lấy thuốc bột trộn với Pénicillin thành cao tỷ lệ 4:6 phết vào vải đắp lên nơi đau, buộc băng ra ngoài, 3-5 ngày thay miếng đắp 1 lần.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận