Chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt bệnh trượt đốt sống

Chẩn đoán xác định: dựa vào các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng sau:

Cơ năng

TS đau cột sống thắt lưng mạn tính từng đợt, đau theo cơn và các cơn đau ngày càng xuất hiện dày lên

Đau cột sống thắt lưng tăng dần, có tính chất cơ học. Khi người bệnh sử dụng áo nẹp cột sống thì triệu chứng này giảm rõ rệt.

Hạn chế tầm vận động của cột sống khi cúi và ưỡn người

Đau kiểu rễ: là giai đoạn nặng hơn, biểu hiện của chèn ép rễ thần kinh, thường tăng lên khi gắng sức. Biểu hiện đau theo một đường đi rất chính xác: đau dọc theo vị trí tương ứng rễ thần kinh bị chèn ép chi phối, đau có tính chất cơ học và xuất hiện sau đau thắt lưng cục bộ, cường độ đau không đồng đều giữa các vùng ở chân.

Khám cột sống thắt lưng (ở tư thế đứng)

Dấu hiệu bậc thang: là dấu hiệu đặc trưng, có ý nghĩa nhất để chẩn đoán bệnh

Tư thế chống đau: cong vẹo cột sống hoặc ưỡn quá mức sẽ giúp bệnh nhân đỡ đau hơn

Dấu hiệu đau cách hồi tuỷ (đi lặc): biểu hiện tê bì, căng đau cả hai chân khi đi bộ, bệnh nhân không thể đi tiếp, buộc phải nghỉ. Triệu chứng này không xuất hiện khi bệnh nhân đi xe đạp. Đây là triệu chứng rất quan trọng giúp chẩn đoán phân biệt với bệnh thoát vị đĩa đệm.

Khám khả năng cúi ưỡn của cột sống (chỉ số Schober): âm tính (>13.5cm); hạn chế nhẹ (12.5/10cm); hạn chế vừa (11.5/10cm); hạn chế nặng (10.5/10cm)

Khám dấu hiệu bấm chuông: dùng hai ngón tay ấn cạnh cột sống ( cách gai sau 1.5-2cm) L4, L5, S1 sẽ gây đau kiểu rễ cùng bên.

Khám thần kinh:

Khám vận động: bảo bệnh nhân đi bằng mũi chân và gót chân. Đánh giá cơ lực vận động theo ASIA (0-5 điểm)

Ngoài ra còn gặp: dấu hiệu Lassègue (+), giảm phản xạ gân cơ tứ đầu của rễ L4 và gân gót của rễ S1.
Rối loạn cảm giác biểu hiện giảm hoặc mất cảm giác kiểu rễ hoặc dị cảm (kiến bò, tê bì, nóng rát…) ở da theo khu vực rễ thần kinh chi phối.

Khi bị chèn ép lâu dài, thương tổn nặng mạn tính sẽ thấy biểu hiện teo cơ cẳng chân, cơ lực giảm và có rối loạn cơ tròn, tê bì vùng hậu môn sinh dục

Khi khám bệnh cần khám dọc theo đường đi của dây thần kinh hông to để tìm và loại trừ các nguyên nhân chèn ép từ khối u thần kinh ngoại biên và khám các khớp (khớp háng, khớp gối và khớp cùng chậu) để phát hiện các nguyên nhân tại khớp

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh

X quang quy ước:


Tư thế thẳng và tư thế nghiêng.

Đa số các trường hợp phát hiện hình ảnh khuyết eo là hình ảnh dây da trên cổ chó (Scotty dog). Ngoài ra dựa trên phim X quang nghiêng chia mức độ trượt đốt sống thành 04 độ:

+Trượt độ I khi đốt sống trượt di lệch trong vòng 1/4 chiều rộng của thân đốt sống dưới.

+Trượt độ II khi đốt sống trượt di lệch từ 1/4 đến 1/2 chiều rộng của thân đốt sống dưới.

+Trượt độ III khi đốt sống trượt di lệch từ 1/2 đến 3/4 chiều rộng của thân đốt sống dưới.

+Trượt độ IV khi đốt sống trượt di lệch lớn hơn 3/4 chiều rộng của thân đốt sống dưới.

TĐS độ V(Spondyloptosis) là khi đốt sống trượt hoàn toàn (Napoleon’s Hat).

X quang động cột sống thắt lưng tư thế cúi tối đa và ưỡn tối đa là phương pháp tốt nhất phát hiện những chuyển động bất thường trong bệnh lý mất vững cột sống. Mặc dù di lệch trượt giữa các đốt sống ở người bình thường có thể là 6 mm, nhưng trên thực tế lâm sàng những BN đau cột sống có độ di lệch của đốt sống từ 4,5 mm trở lên hay di lệch 15% được coi là mất vững cột sống

Chụp cột hưởng từ:

Hình ảnh biến đổi bất thường của các mấu khớp do quá trình thoái hóa và viêm làm cho bề mặt khớp định hướng theo chiều trước sau gây trượt đốt sống. Ngoài ra còn cho thấy hình ảnh khe hở eo, khi khe hở eo rộng, vùng xương tiêu huỷ bị thay thế bằng tổ chức xơ, ở bệnh nhân trượt đốt sống do hở eo khoảng cách từ bờ sau của thân đốt sống trượt tới bờ trước của gai sau tăng lên trên lát cắt dọc qua đường giữa, gọi là dấu hiệu ống sống rộng. Đây là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán phân biệt TĐS do hở eo với TĐS thoái hoá thường có hẹp ống sống.

Ngoài ra còn cho thấy hình ảnh thoái hóa đĩa đệm (có vai trò rất quan trọng trong sinh bệnh học trượt đốt sống) với các mức độ: lồi đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm tách rời. Phim chụp cộng hưởng từ còn cho thấy hình ảnh hẹp ống sống do phì đại dây chằng vàng, phì đại mấu khớp dưới từ phía sau và đặc biệt là hình ảnh chèn ép ống sống từ phía sau do cung sau của đốt sống bị trượt. Cộng hưởng từ còn là phương pháp chẩn đoán hình ảnh duy nhất đánh giá được tình trạng hẹp lỗ tiếp hợp. Hình ảnh chèn ép rễ được nhận biết gián tiếp thông qua mất tín hiệu của tổ chức mỡ xung quanh rễ thần kinh hoặc không thể nhận biết được rễ trong lỗ tiếp hợp

Chẩn đoán phân biệt: dựa vào lâm sàng

Bệnh lý
Nguyên nhân
Lâm sàng
Giống nhau
Khác nhau
Hẹp ống sống Trung tâm Thường chèn ép đa tầng do phối hợp giữa thoái hóa đĩa đệm và các gai xương cùng với phì đại diện khớp và các tổ chức dây chằng vàng, dây chằng dọc sau Đau một hoặc hai bên rễ
Đau cách hồi
Đau tăng khi gắng sức, giảm khi nghỉ ngơi
Dấu hiệu Lassègue không thường xuyên
Đau lưng thường không đặc hiệu
Thường gặp trên 50 tuổi
Không có dấu hiệu bậc thang
Mặc áo nẹp không làm giảm triệu chứng đau lưng
Hẹp lệch bên hoặc lỗ tiếp hợp Do thoát vị đĩa đệm bên xa, mỏ xương thân đốt sống, phì đại mỏm khớp trên
Thoát vị đĩa đệm Lao động nặng, quá mức sai tư thế kéo dài, đôi khi gặp do chấn thương cấp, thoái hóa Đau thắt lưng lan xuống chân theo đường đi của rễ thần kinh, đau một hoặc hai bên Không có dấu hiệu cách hồi, không có dấu hiệu bậc thang
U dưới màng tủy U thần kinh
Ependimone
U màng tủy
Đôi khi gặp đau do chèn ép rễ hoặc rối loạn cảm giác do tổn thương rễ thần kinh Đau về đêm, tăng khi nằm
Cứng cột sống
Vận động chi yếu
Albumin trong dịch não tủy cao
U và nhiễm trùng Nguyên phát
Thứ phát
Viêm đĩa đệm cột sống
Viêm màng tủy
  Đau mạnh và liên tục, giảm về đêm, thuốc giảm đau ít hiệu quả
Các dị dạng vùng cùng cụt Phì đại túi cùng
Nang Tarlov
Thoát vị màng tủy
Đôi khi gặp đau cách hồi
Đôi khi gặp hội chứng chèn ép đuôi ngựa
Không co cứng cột sống
Đau nhiều rễ thần kinh
Tê bì vùng hậu môn sinh dục
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận