Châm cứu chữa đái dầm

Đái dầm là bệnh tiểu tiện không chủ động được, nước tiểu tự ra khi ngủ. Trên lâm sàng chia ra hai loại: đái dầm trong lúc ngủ, thường ở những trẻ yếu, từ 4 – 5 đến dưới 15 tuổi. Nếu số lần đái dầm nhiều, khoảng cách thời gian ngắn, hoặc són luôn không dứt, không thể tự chủ được, gọi là đái không cầm. Bệnh này cũng thường thấy ở người già hay những người yếu sau các trận ốm nặng. Đái dầm lâu ngày không khỏi, mặt vàng, bắp thịt gầy, ăn kém, tinh thần uể oải, trí nhớ giảm.

chamcuuchuadaidam

Cách chữa đái dầm bằng châm cứu: Lấy huyệt: Tam âm giao, Đại đôn, Bách hội, Trung cực, các huyệt trên dùng hào kim. Tam âm giao, Trung cực dùng bổ pháp, lưu kim 1 giờ. Bách hội và Đại đôn không lưu kim, Đại đôn, Bách hội, Trung cực, châm xong thì cứu.

Giảng nghĩa của phương châm cứu chữa đái dầm: Bệnh này có quan hệ mật thiết với ba kinh âm ở chân, vì vậy lấy Tam âm giao để điều khí ở ba kinh âm, để dứt đái dầm. Kinh túc quyết âm can tụ khí ở bộ máy sinh dục, vì thế lấy Đại đôn tiết khí ở can kinh. Bách hội có thể nâng trung khí đã hạ hãm (*). Trung cực là mộ huyệt của bàng quang, có tác dụng làm tăng cơ năng của bàng quang. Châm cứu nhiều lần bốn huyệt kể trên làm cho thận khí đầu đủ, cơ năng bàng quang được kiện toàn, khôi phục tiểu tiện bình thường.

Phụ chú: Trong thời kỳ chữa phải định kỳ thời gian gọi trẻ thức, cho đi tiểu, về chiều cho trẻ uống ít nước để giảm nhẹ sự chịu đựng của bàng quang, ban ngày không để chơi quá mệt; phải gây thành thói quen đi tiểu để củng cố kết quả chữa.

(+) Nếp gấp ngoài phía đầu ngón tay út là huyệt. Châm vào giữa nếp gấp cũng có tác dụng chữa đái dầm, trẻ nhỏ chỉ cần bấm 50 lần vào những buổi tối, bấm liền một số buổi là khỏi (con trai ở ngón út tay trái, con gái ở ngón út tay phải)

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận