Cây Vừng đen | Vị thuốc đông y

VỪNG ĐEN, MÈ, CHI MA

HÌNH ẢNH, TÁC DỤNG, VỊ THUỐC NAM, ĐÔNG Y, BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH, THUỐC BẮC

Tên khoa học: Sesamum orientale L. Họ: Vừng (Pedaliaceae).

Tên khác: Mè, Hồ ma, Chi ma, Kén ma nga(Thái).

Cách trồng: Trồng bằng hạt. Đất được cày, bừa, để ải, đập nhỏ, bón lót phân chuồng hoai, rồi gieo thẳng hạt xuống. Sau khi gieo, rải phủ lên một lớp mỏng đất bột hoặc tro. Vừng chịu hạn tốt nhưng sợ ngập úng, nên vùng đất thấp cần lên luống để thoát nước. Thời gian trồng thích hợp là tháng 2-4. Sau khoảng 3 tháng, khi quả chín gần hết là thu hoạch. Cắt cả cây về, phơi khô rồi đập lấy hạt.

Bộ phận dùng và cáchbào chế: Dùng bằng hạt, rễ. Rễ đào về, rửa sạch, phơi khô. Hạtphơi khô rồi tùy theo bệnh, có thể để sống hoặc rang chín dùng.

Tác dụng và liều dùng: Dưỡng huyết, nhuận táo, bổ ngũ tạng, ích khí, chắc gân cốt, sáng mắt, đẹp da. Dùng ngoài trị sưng tấy, bỏng.

Liều dùng từ 10g đến 100g .

Bài thuốc ứng dụng:

Bài 1: Làm cho da đẹp, tóc lâu bạc, chống táo bón, ho khan:

Vừng đen 500g phơi khô, sao chín tán thành bột cho vào lọ dùng dần. Mỗi lần uống, múc 1-2 thìa canh quấy với nước sôi rồi thêm ít đường hoặc mật ong vừa đủ ngọt.

Bài 2: Chữa đầy chướng bụng, ăn kém tiêu (do tỳ hư):

Vừng đen 30-50g giã nhỏ, thêm 1 cái vỏ quít khô nấu cháo với gạo tẻ ăn hàng ngày.

Bài 3: Chữa sản phụ thiếu sữa:

Vừng đen(giã nhỏ) 30g, nhộng tằm(rang khô, nghiền vụn) 10g. Đem 2 vị trộn với đường đỏ. Hãm nước sôi trong 10 phút, để nguội uống. Mỗi ngày uống 1 lần lúc đói. Chỉ cần uống từ 2-4 lần là sữa đã ra đủ cho con bú.

Bài 4: Chữa táo bón:

Vừng đen 200g, Hà thủ ô đỏ 100g, Câu kỷ từ 100g, Long nhãn 100g, Quả dâu chín 100g, Bá từ nhân 100g. Tán thành bột mịn, trộn mật ong vừa đủ hoàn thành viên nhỏ. Mỗi ngày uống 40-60g. Đối với trẻ con bị táo bón, sắc mè đen 30-50g đã sao thơm, chắt lấy nước hòa một ít mật ong cho trẻ uống.

Bài 5:Chữa chân tay đau buốt, bị phù nhẹ:

Vừng đen(rang thơm) 40g, ngâm trong 40g rượu. Sau một đêm là uống được. Chia uống nhiều lần trong ngày.

Bài 6: Chữa viêm mũi mạn tính:

Dầu vừng đen đun nhỏ lửa, sôi15 phút. Khi nguội, đổ vào trong lọ sạch, nút kín. Mỗi ngày nhỏ mũi 2-3 lần, mỗi lần nhỏ 2-3 giọt. Khi đã quen, thì tăng liều lên 4-5 giọt. Sau khi nhỏ, nằm yên cho dầu lan ra khắp niêm mạc mũi. Nhỏ liên tục trong 2 tuần.

Bài 7: Chữa rụng tóc, làm tóc chóng mọc:

Rễ vừng đen, lá trắc bá phơi khô, thái nhỏ, nấu thành cao đặc bôi vào da đầu hàng ngày.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận