Cây Thiên lý | Vị thuốc đông y

THIÊN LÝ, DẠ LÀI HƯƠNG

HÌNH ẢNH, TÁC DỤNG, VỊ THUỐC NAM, ĐÔNG Y, BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH, THUỐC BẮC

Tên khoa học: Telosma cordata Merr. Họ: Thiên lý (asclepaadaceae).

Tên khác: Hoa lý, Dạ lài hương.

Cách trồng: Trồng bằng nhánh. Chọn những nhánh đã già, giâm vào nơi đất tơi xốp, tưới nước đủ độ ẩm cho đến khi ra rễ thì đem trồng như trồng bầu bí, có giàn cho cây leo.

Bộ phận dùng và cách bào chế: Hoa, lá.

Dùng tươi: Hái hoa, lá tươi dùng ngay.

Dùng khô: Hái hoa phơi hoặc sấy khô.

Tác dụngvà liều dùng: Thanh nhiệt, giải độc, chữa rôm, sảy, chữa ho, sa dạ con, sa trực tràng, tẩy giun kim.

Liều dùng: 10-40g/ngày.

Bài thuốc ứng dụng:

Bài 1: Phòng chống rôm sảy mùa nóng:

Nấu hoa thiên lý ăn hàng ngày. Đối với trẻ con thì nghiền hoa và lá lấy nước nấu bột, cháo cho trẻ ăn.

Bài 2: Trị giun kim: Lấy lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn từ 7-10 ngày liên tục.

Bài 3: Chữa đinh nhọt:

Lấy 30g-50g lá thiên lý giã nhỏ đắp vào chổ mụn nhọt, ngày thay 1 lần trong 3 ngày sẽ khỏi.

Bài 4: Chữa hoa mắt, chóng mặt:

Cúc hoa trắng 10g, Hoa thiên lý 10g, Ngải cứu 12g, Rau má 8g, Lá đinh lăng 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần uống. Uống liên tục từ 5-7 ngày.

Bài 5:Chữa sa trực tràng, sa tử cung:

Hái lá non hoặc lá bánh tẻ rửa sạch, giã nhỏ với một ít muối rồi sắc với 300ml nước còn 100ml. Khi nước thuốc đã nguội, đem lọc bỏ bã rồi tẩm bông đắp lên phần sa trực tràng, tử cung. Ngày đắp 2 lần.

Bài 6:Chữa ho lâu ngày: Hoa thiên lý khô 50-70g sắc uống ngày 1 lần.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận