Cây Sả | Vị thuốc đông y

SẢ

HÌNH ẢNH, TÁC DỤNG, VỊ THUỐC NAM, ĐÔNG Y, BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH, THUỐC BẮC

Tên khoa học: Cymbopogon nasdu Rendi. Họ: Lúa (Poaceae)

Tên khác: Sả chanh, Hương mao.

Cách trồng: Trồng bằng tép còn gốc rễ xuống nưi đất tơi, xốp, ẩm.

Bộ phận dùng và cách bào chế: Rễ, thân, lá. Dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.

Công dụng và liều dùng: Giải cảm, sát khuẩn, hạ khí, thông tiểu, tiêu thực, tiêu đờm.

Liều dùng: 4-12g khô, 20-100g tươi /ngày dạng thuốc sắc.

Bài thuốc ứng dụng:

Bài 1:Thuốc xông để giải cảm:

Lá sả, Lá bưởi, Lá chanh, Lá cúc tần, Hương nhu, Tía tô, Bạc hà, Kinh giới, mỗi thứ 50g , đổ ngập nước đun sôi rồi xông từ 5-10 phút khi mới bị cảm.

Bài 2: Chữa phù nề chân, tiểu ít: Lá sả 100g, Rễ cỏ xước, Cây mã đề 50g.Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô sắc với 400 ml nước còn 100 ml uống 2 lần trong ngày.

Bài 3: Chữa ỉa chảy:

Rễ sả 10g, Củ gấu 8g, Vỏ rụt 8g, Vỏ quít 6g, Hậu phác 6g, sắc uống.

Bài 4: Chữa viêm loét dạ dày-tá tràng:

Rễ sả sao 10g, Cám gạo(rang cháy) 10g, Hương phụ(sao) 8g, Hậu phác (tẩm nước gừng sao) 6g, Thạch xương bồ, Củ riềng( nướng), mỗi vị 4g, Dạ dày lợn sấy khô 1 cái.Tất cả tán nhỏ, rây thành bột mịn, ngày uống 12g với nước ấm.

Bài 5: Chữa ho:

Rễ sả, Trần bì, Gừng tươi, Hạt tía tô mỗi thứ 250g(những vị này giả nát, ngâm với rượu 40o vừa đủ để có 200ml), Bách bộ bỏ lõi, thái nhỏ, sao khô 500g, Mạch môn bỏ lõi 300g, Tang bạch bì tẩm mật sao vàng 200g( 3 vị này sắc và cô đặc lại thành 300ml cao lỏng).Trộn lẫn cao lỏng và rượu thuốc ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10ml.

Ngoài ra để chữa loét lợi, hôi nách, lấy rễ sả thái nhỏ phơi khô, tán bột trộn với phèn phi để bôi; lấy tinh dầu sả 3-6 giọt pha trong sữa và nước thành nhủ tương có tác dụng thông trung tiện, chống nôn, chữa đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy.