Cây Riềng | Vị thuốc đông y

RIỀNG, CAO LƯƠNG KHƯƠNG

HÌNH ẢNH, TÁC DỤNG, VỊ THUỐC NAM, ĐÔNG Y, BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH, THUỐC BẮC

Tên khoa học: Alpinia officinarum Hance. Họ: Gừng (Zingiberaceae).

Tên khác: Cao lương khương, Tiểu lương khương, Phong khương.

Cách trồng: Trồng bằng thân rễ ở đất tơi, xốp, ẩm, nhiều mùn.

Bộ phận dùng: Thân, rễ.

Thu hái,bào chế: Đào củ vào tháng 7-11, rửa sạch,cắt rễ con, thái lát, phơi khô.

Công dụng, liều dùng: Kích thích tiêu hoá, chữa đầy bụng, nôn mửa, ỉa chảy do lạnh, chữa sốt rét, báng tích( sưng lá lách), hắc lào, lang ben.

Bài thuốc ứng dụng :

Bài 1 : Chữa đau bụng nôn mửa, tức đầy thượng vị:

Riềng khô, gừng khô liều lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, quấy thành hồ làm viên bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 15 viên sau bữa ăn. Đun nước trần bì làm thang uống kèm.

Bài 2 : Chữa chứng thổ tả :

Riềng 40g nướng cháy vàng sắc với rượu, sôi 3-4 dạo rồi uống.

Bài 3 : Rượu chữa ỉa chảy và xoa bóp các chỗ đau:

Riềng 100g, Nhục quế 20g, Gừng khô 100g..

Tất cả tán nhỏ, ngâm với 1lít rượu trắng(40o) trong 3 tuần mới uống. Khi đau, đầy trướng bụng, uống 1 ly nhỏ. Dùng ngoài tẩm rượu vào bông sạch đắp vào các vị trí đau và xoa bóp nhẹ.

Bài 4: Chữa lang ben, bạch biến:

Củ riềng 40g, Bạch chỉ 40g. Hai vị phơi khô, tán bột, hòa với dấm thanh bôi vào vùng da bị bệnh. Mỗi ngày bôi 3-4 lần và bôi kéo dài vài tháng cho đến khi lành bệnh.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận