Cây Rau ngót | Vị thuốc đông y

RAU NGÓT, BỒ NGÓT

HÌNH ẢNH, TÁC DỤNG, VỊ THUỐC NAM, ĐÔNG Y, BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH, THUỐC BẮC

Tên khoa học: Sauropus androgynus(L) Merr. Họ: Diệp hạ châu (Phyllanthaceae)

Tên khác: Bồ ngót.

Cách trồng : Trồng bằng đoạn thân cành. Chặt những thân, cành mập, khỏe thành từng đoạn 15-20cm trồng nghiêng 45-60o nơi đất xốp, ẩm. Thời vụ trồng vào tháng 1-2 là tốt nhất. Hái lá làm thuốc ở những cây 2 năm tuổi trở lên mới đạt chất lượng.

Bộ phận dùng và cách bào chế: Lá tươi. Thu hái quanh năm.

Công dụng và liều dùng : Chữa tưa lưỡi cho trẻ em và sản phụ sót nhau.

Liều dùng : 20-50g lá tươi.

Bài thuốc ứng dụng:

Bài 1 : Chữa tưa lưỡi cho trẻ em.

Lá rau ngót tươi 20g, Mật ong 20g.

Lá rau ngót rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước trộn với mật ong. Dùng bông, gạc vô trùng nhúng vào nước rau ngót, mật ong trên, thoa vào lưỡi và vào họng cho trẻ ngày 3-4 lần. Thoa liên tục 2-3 ngày.

Bài 2: Chữa sót nhau:

Lá rau ngót tươi 40g, rửa sạch giã nát, cho thêm ít nước đun sôi để nguội vắt lấy 100ml, chia 2 lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau 20-30 phút nhau sẽ ra. Có thể giã nhỏ đắp vào gan bàn chân cũng có tác dụng.

Bài 3: Chữa trẻ em hay đái dầm:

Lấy một nắm lá rau ngót(bỏ cuộng), rửa sạch rồi tráng lại trong nước chín, sau đó vò nát với nước đun sôi để nguội. Chắt nước đó cho trẻ uống mỗi lần 1 bát con. Uống liên tục 4-7 ngày.

Bài 4: Chữa mắt bị đau, sưng đỏ, nhức:

Lá rau ngót tươi 50g, Lá chanh 10g, Rau má 30g, Lá tre 30g, Cà gai 30g, Lá dâu 30g, Cỏ xước 30g. Sắc uống ngày 1 thang chia làm nhiều lần trong ngày.