Cây Ngũ gia bì(Chân chim) | Vị thuốc đông y

NGŨ GIA BÌ CHÂN CHIM, SÂM NAM

HÌNH ẢNH, TÁC DỤNG, VỊ THUỐC NAM, ĐÔNG Y, BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH, THUỐC BẮC

Tên khoa học: Schefflera heptaphylla(L.)Prodin. Họ: Nhân sâm (Araliaceae).

Tên khác: Sâm nam, Cây dáng, Lá lằng, Long veng vuông(Ba Na).

Cách trồng: Trồng bằng cành già giâm xuống đất ẩm cho đến khi mọc rễ thì đem trồng. Đất trồng cần cao ráo, thoát nước. Cần đào hốc, bón lót bằng phân chuồng mục trộn với đất. Nếu trồng trong chậu cảnh thì đáy chậu phải có chổ thoát nước. Trồng quanh năm, nhưng vào mùa xuân là tốt nhất.

Bộ phận dùng: Vỏ rễ, lá.

Thu hái và bào chế: Rễ: Đào về rửa sạch bóc lấy vỏ, phơi hoặc sấy khô. Có thể tẩm rượu hoặc tẩm nước gừng rồi sao.

Lá: Hái những lá bánh tẻ, rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi, sấy khô dùng dần.

Tác dụng và liều dùng: Chữa thấp khớp, cảm sốt, sưng đau họng, vết thương sưng đau, chữa eczema, hạ đường huyết, suy nhược, kém ăn, thiếu máu.

Liều dùng: 10g-30g/ngày.

Bài thuốc ứng dụng:

Bài 1: Chữa phong thấp, đau nhức xương khớp, kém ăn, huyết áp thấp:

Vỏ rễ ngũ gia bì phơi khô, sao vàng, tán thành bột mịn 100g ngâm với 1 lít rượu gạo 450. Ngâm trong 10 ngày thì uống được. Mỗi lần uống 20ml trước bữa ăn tối.

Bài 2: Chữa cước khí, tay chân sưng đau:

Vỏ rễ ngũ gia bì, Lõi thông, Hạt cau, Tía tô, Chỉ xác, Ké đầu ngựa, đều 8-16g, sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia uống 3 lần trong ngày.

Bài 3: Chữa eczema (lở, ngứa, chảy nước):

Lá ngũ gia bì, Bạch chỉ, Hy thiêm thảo, Rễ gấc, Tỳ giải, Thổ phục linh đều 20g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày. Uống liên tục 7 ngày liền.

Bài 4:Chữa sổ mũi, đau họng:

Rễ ngũ gia bì 15g, Cúc hoa vàng toàn cây 35g sắc uống. Uống từ 3-5 thang.

Bài 5: Thuốc lợi tiểu khi bị phù do viêm cầu thận:

Ngũ gia bì 8g, Vỏ quýt 8g, Vỏ rễ dâu 8g, Vỏ cau rừng 8g, Vỏ gừng 6g, Quế chi 8g, Mã đề 12g, Bồ công anh 20g, Kim ngân hoa 20g. Sắc uống ngày 1 thang

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận