Cây Mạn kinh tử | Vị thuốc đông y

MẠN KINH, MÀN KINH TỬ

HÌNH ẢNH, TÁC DỤNG, VỊ THUỐC NAM, ĐÔNG Y, BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH, THUỐC BẮC

Tên khoa học: Vitex trifolia L.f. Họ: Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)

Tên khác: Quan âm, Từ bi biển, Đẹn ba lá, Vạn kim tử, Mác nim(Tày)

Cách trồng: Cây này mọc hoang ở nhiều nơi, nhất là vùng cát ven biển, nên thu hái từ thiên nhiên là chính. Nếu trồng thì cắt từng đoạn thân có mắt đang ra rễ, dâm xuống đất vào mùa đông-xuân là cây sẽ mọc và phát triển nhanh chóng.

Bộ phận dùng và cách bào chế: Quả. Thu hái khi quả đã chín vàng hoặc chín đen, đem phơi hoặc sấy khô.

Tác dụng và liều dùng: Tán phong nhiệt, làm sáng mắt, chỉ thống, dùng để chữa các chứng bệnh: Cảm mạo, sốt, đau đầu vùng trán- thái dương, nhức mắt, tối tăm mặt mũi.

Liều dùng: 6-12g/ngày dạng thuốc sắc.

Bài thuốc ứng dụng:

Bài 1: Chữa đau đầu, mờ mắt:

Mạn kinh tử 80g ngâm với 1 lít rượu 30-400 trong 10 ngày trở lên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15ml.

Bài 2: Chữa đau mắt sưng đỏ có màng che, quáng mắt, chảy dử nhiều:

Mạn kinh tử, hạt muồng(sao), Hạt mào gà trắng, Hạt mã đề, Hạt ích mẫu số lượng như nhau, tán bột làm viên, uống với nước chè, ngày 10-15g hoặc dùng mỗi vị 12g sắc uống.

Bài 4: Chữa sưng vú giai đoạn đầu:

Hạt mạn kinh tử sao giòn, tán mịn, mỗi lần uống 4g hòa với rượu, còn bã đắp vào vú bị sưng.

Bài 5: Chữa cảm sốt, nhức đầu, mắt sưng đỏ:

Mạn kinh tử 15g, Cúc hoa 12g, Chi tử 12g, Bạc hà 12g, Kinh giới 10g, Xuyên khung 4g. Sắc rồi xông đầu, mắt bằng hơi thuốc cho ra mồ hôi. Sau đó uống nước thuốc lúc thuốc đang ấm.

Bài 6: Thuốc làm đen tóc:

Mạn kinh tử, mỡ gấu lượng bằng nhau, trộn với dấm thanh bôi lên tóc.

Bài 7: Chữa sỏi mật( Thừa kế LY Nguyển Ngọc Tả ở xã Hòa vinh-Đông hòa cống hiến):

Lá mạn kinh khô 20-30g sắc uống ngày 1 thang.

Bài 8: Chữa tê mỏi, rần rần(máy) đầu các ngón tay(Thừa kế LY Võ Thái Học-An hòa, Tuy An): Rễ mạn kinh 20g, Cây sam 20g, Sạc sạt 10g, Ngà voi 5g. Sao, khử thổ, sắc uống ngày 1 thang.