Cây Lựu | Vị thuốc đông y

LỰU, AN THẠCH LỰU

HÌNH ẢNH, TÁC DỤNG, VỊ THUỐC NAM, ĐÔNG Y, BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH, THUỐC BẮC

Tên khoa học: Punica granatum L. Họ: Lựu (Punicaceae).

Tên khác: An thạch lựu

Cách trồng: Trồng bằng giâm cành. Chọn cành 1 năm tuổi, không sâu bệnh, cắt thành từng đoạn 20-25cm, giâm vào vườn ươm đầu xuân. Đến mùa xuân năm sau, bứng đi trồng. Đất trồng chọn nơi cao ráo, màu mỡ, không bị ngập úng. Đào hố có kích thước 50x50x50cm, bón lót 10-15kg phân chuồng hoai mục. Sau khi trồng, tưới ẩm, làm cỏ quanh gốc. Sau mỗi vụ thu hoạch, cần tỉa cành và bón thúc phân chuồng hoai, phân vi sinh.

Bộ phận dùng và cách bào chế: Dùng vỏ quả(thạch lựu bì), vỏ cây, vỏ rễ, thịt quả, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô. Vỏ quả thu hái thường vào tháng 7-8, khi quả già, chín. Bóc lấy vỏ quả, bỏ màng trong, rồi phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, đem đồ cho mềm, thái mỏng, sao qua. Vỏ thân, vỏ rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi, sấy khô. Các sản phẩm trên không được dùng quá 2 năm sau khi thu hái.

Tác dụng và liều dùng: Vỏ quả dùng để chữa ỉa chảy lâu ngày không khỏi,, chữa kiết lỵ. Liều 15-20g/ngày dạng thuốc sắc.

Vỏ rễ, vỏ thân: Dùng làm thuốc diệt sán. Liều dùng 30-40g/ngày dạng thuốc sắc. Nó còn chữa đau răng

– Hoa: Chữa kiết lỵ, đại tiện ra máu, liều 10-20g dạng thuốc sắc.

Bài thuốc ứng dụng:

Bài 1: Chữa bị sán dây:

Vỏ thân hoặc vỏ rễ lựu tươi 30-40g, rửa sạch, thái nhỏ, ngâm vào 750ml nước trong 6h, rồi sắc còn 500ml, lọc bỏ bã, uống vào buổi sáng lúc đói, chia 2-3 lần, cách nhau 30 phút. Sau khi uống lần cuối cùng 2 giờ, uống một liều thuốc tẩy Magie sulfat. Khi đã muốn đại tiện thì cho người bệnh ngồi, ngâm đít vào trong chậu đựng nước ấm. Thấy sán ra hết thân, đầu mới đạt kết quả.

Chú ý: Trẻ em và phụ nữ mang thai không dùng bài thuốc này.

Bài 2: Chữa kiết lỵ, đại tiện ra máu, mũi:

Hoa lựu 5g, Rau sam 50g, Cỏ nhọ nồi 30g, Rau má 30g, Kim ngân hoa 30g, Rễ cúc áo hoa vàng 30g. Tất cả đều dùng tươi, rửa sạch, chặt nhỏ, nấu với nước, cô thành cao lỏng, trộn với xiro theo tỷ lệ 1/1. Liều dùng:

-Trẻ em từ 5-10 tuổi uống mỗi lần 1-2 thìa cà phê.

– Từ 10-15 tuổi: 3 thìa cà phê/lần.

– Trên 15 tuổi : 6 thìa cà phê/lần.

Ngày uống 2 lần.

Bài 3: Chữa đái són, đái dắt:

Vỏ thân lựu 20g, Vỏ rễ dâu 20g, sắc uống.

Bài 4: Chữa ĩa chảy lâu ngày không khỏi:

Vỏ quả lựu 15-20g sắc với 400ml nước còn 100ml, thêm đường vừa đủ, uống 1 lần trong ngày. Dùng 7-10 ngày liên tục.

Bài 5: Chữa đau răng: (Thừa kế LY Nguyễn Hữu Đám-Xuân Thọ, Sông Cầu): Dùng rễ cây bạch lựu rửa sạch, giã nát, tẩm nước muối và rượu, sắc thật đặc, ngậm một lúc sẽ hết đau.

Bài 6: Chữa bệnh dời leo(Thừa kế LY Nguyễn Hữu Đám-Xuân Thọ, Sông Cầu): Lấy lá cây bạch lựu rửa sạch, giã nát, đắp lên vùng da tổn thương.