Cây Đại (Hoa sứ) | Vị thuốc đông y

ĐẠI, BÔNG SỨ

HÌNH ẢNH, TÁC DỤNG, VỊ THUỐC NAM, ĐÔNG Y, BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH, THUỐC BẮC

Tên khoa học: Plumeria rubra L.Họ: Trúc đào (Apocynaceae).

Tên khác: Bông sứ, Hoa chăm pa, Miến chi tử.

Cách trồng: Trồng bằng cành, tốt nhất là vào mùa xuân. Chọn cành bánh tẻ, trồng nghiêng ở nơi đất cao, bón lót bằng phân chuồng hoai. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa hè, mùa đông thì rụng lá.

Bộ phận dùng và cách bào chế : Vỏ,thân, vỏ rễ, hoa lá tươi.

Hoa: Hái hoa và nụ phơi hoặc sấy khô.

Vỏ thân, vỏ rễ: Chặt thành từng miến nhỏ phơi, sấy khô.

Công dụng và liều dùng : Làm thuốc nhuận trường, hạ huyết áp, chữa bong gân, chấn thương, xung huyết.

Liều dùng: Hoa 20-30g/ngày. Dùng vỏ thân, vỏ rễ 8-10g/ngày.

Bài thuốc ứng dụng:

Bài 1: Chữa huyết áp cao:

Hoa đại(khô thái nhỏ)100g, Hoa hòe(sao vàng) 50g, Thảo quyết minh(sao đen) 50g, Cúc hoa vàng( khô thái nhỏ) 50g. Tất cả tán thành bột mịn. Mỗi ngày hãm với nước sôi uống từ 10-20g.

Bài 2: Chữa táo bón, nhuận trường:

Vỏ cây đại 10g sao vàng sắc uống trong ngày.

Bài 3: Chữa bong gân, chấn thương, xung huyết:

Lá cây đại tươi 100-200g rửa sạch, giã nhỏ đắp vào vị trí tổn thương, băng lại, ngày 2 lần. Có thể dùng Mần tưới tươi 50g, Vỏ đại tươi 50g giã chung đắp cũng tốt.

Bài 4: Chữa viêm gan siêu vi trùng có các chứng vàng da, vàng mắt, người mệt mỏi, nước tiểu ít, màu vàng sẫm,:

Vỏ đại 10g, Nhân trần 10g, Vỏ núc nác 20g, Chi tử 15g, Bông mã đề 12g. Sắc uống ngày 1 thang.