Cách nhận biết bạn có bị thiếu máu

Làm sao để biết mình có bị thiếu máu hay không? Mong chuyên mục tư vấn.

Hà Thu Hằng (Hải Dương)

Ảnh minh họa

Thiếu máu không chừa một ai kể cả nam giới, phụ nữ và trẻ em. Nếu thiếu máu lâu mà không được phát hiện và điều trị, có thể dẫn đến suy tim, rất nguy hiểm. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên thiếu máu. Tuy nhiên, bạn có thể nhận thấy cơ thể thiếu máu khi dựa vào một số những biểu hiện dưới đây:

Hoa mắt, chóng mặt. Bạn có thể thấy ù tai, hoa mắt, chóng mặt thường xuyên hay khi thay đổi tư thế hoặc khi gắng sức. Có thể ngất lịm, nhất là khi thiếu máu nhiều; nhức đầu, giảm trí nhớ, mất ngủ hoặc ngủ gà, thay đổi tính tình (hay cáu gắt).

Tê tay chân, hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở. Có thể đau vùng trước tim do thiếu máu cơ tim; chán ăn, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.

Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt hoặc có thể kèm theo vàng da, niêm mạc nếu thiếu máu huyết tán; hoặc có thể kèm theo sạm da, niêm mạc, nếu thiếu máu do rối loạn chuyển hóa sắt. Đặc biệt, có thể quan sát rõ ở vị trí da mỏng, trắng như mặt, lòng bàn tay… hoặc ở niêm mạc mắt, môi, lưỡi, vòm miệng… Màu sắc của niêm mạc phản ánh trung thành hơn màu sắc của da.

Lưỡi màu nhợt hoặc có thể nhợt vàng trong huyết tán: Hoặc bựa bẩn trong thiếu máu do nhiễm khuẩn, hoặc lưỡi đỏ lừ và dày lên. Gai lưỡi mòn hay mất làm lưỡi nhẵn bóng, có thể có vết ấn răng (thường gặp trong thiếu máu mạn và nhược sắc).

Tóc rụng, móng tay giòn dễ gãy. Chân móng bẹt hoặc lõm, màu đục, có khía, bở, dễ gãy,…

Trẻ em dưới 2 tuổi có nguy cơ bị thiếu máu khi chế độ ăn thiếu chất sắt. Trẻ thiếu máu do thiếu sắt có thể có cảm giác thèm ăn những thứ kỳ lạ như đá, đất sét. Nếu không chữa trị, thiếu máu nặng có thể ảnh hưởng đến phát triển não bộ.

Phụ nữ và những người mắc bệnh kinh niên như bệnh thận cũng có nguy cơ thiếu máu. Nguyên nhân do phụ nữ có chu kỳ “đèn đỏ” nên sẽ mất nhiều máu. Thời kỳ thai kỳ cũng làm thay đổi lượng máu trong cơ thể. Người mắc bệnh kinh niên có thể gây ảnh hưởng đến sản xuất hồng cầu. Ngay cả ở tuổi teen, nếu thấy mệt mỏi thường xuyên, hãy nghĩ đến khả năng bị thiếu máu. Một số trẻ phát triển quá nhanh có thể thiếu máu do thiếu sắt.

Chuyên gia tư vấn Kim Mai

Nguồn: giadinh.net.vn

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận