Bạn sẽ không muốn ngồi vắt chéo chân nữa sau khi đọc bài viết này

Gắn liền với dáng vẻ thanh lịch, gợi cảm của nữ giới thế nhưng ngồi vắt chéo chân trong thời gian dài gây ra rất nhiều vấn đề tiêu cực cho sức khoẻ.

Ngồi vắt chéo chân khi mà một chân đặt lên phần trên của đầu gối chân đối diện là một cách ngồi rất phổ biến, đặc biệt là với nữ giới hay mặc váy.

Một số người đã quen với cách ngồi này và họ tự động vắt chân cho dù không cần thiết.

Ngồi vắt chéo chân cao khi mà hai đầu gối gần nhau.

Nhiều người cho rằng cách ngồi này rất quý phái, gợi cảm vì nó thường xuyên gắn liền với hình ảnh nữ tính cũng như những người mẫu hay diễn viên nữ nổi tiếng.

Mặc dù vậy, không nhiều người biết rằng cách thức ngồi này rất có hại tới sức khoẻ, cơ thể đặc biệt là mạch máu cùng xương khớp.

Hình ảnh vắt chân thường gắn liền với các phụ nữ quý phái, gợi cảm.

Hình ảnh vắt chân thường gắn liền với các phụ nữ quý phái, gợi cảm.

Nghiên cứu cho thấy đa phần phụ nữ sử dụng cách ngồi này mọi lúc mọi nơi, từ trên xe, lên văn phòng hay thậm chí vắt chân cả khi tham gia các buổi tiệc.

Đúng thật là dáng vẻ gọn gàng cũng như thanh mảnh của đôi chân giúp họ thêm phần lịch thiệp, thế nhưng giữ dáng vẻ vắt chân này quá lâu sẽ khiến chân có thể bị tê liệt.

Vào năm 2010, rất nhiều nghiên cứu cho thấy nếu khi ngồi vắt chân trong khoảng thời gian dài, huyết áp trong cơ thể sẽ tăng lên, biểu hiện ban đầu sẽ là những đợt tê chân không mong muốn.

Việc tăng huyết áp xuất hiện cả ở những người không có vấn đề về huyết áp hay tim mạch nên nếu không muốn bị ảnh hưởng tốt nhất hãy thường xuyên thay đổi tư thế ngồi.

Lý do giải thích cho vấn đề này chính là khi bạn đưa một bên đầu gối lên cao hơn so với bên còn lại, máu sẽ không thể lưu thông qua đây và sẽ chảy ngược lại ngực, kết quả là một lượng lớn máu được bơm tới tim dẫn tới huyết áp tăng.

Bạn có thể thử nghiệm bằng cách ngồi vắt chéo chân qua mắt cá, để cả hai chân thẳng, bạn sẽ không gặp phải bất kì vấn đề nào liên quan tới tình trạng tê chân hay nhanh mỏi chân, huyết áp ổn định cũng giúp nhịp thở đều hơn và cải thiện sức khỏe bản thân.

Ngoài các vấn đề về huyết áp, nghiên cứu cũng cho thấy ngồi vắt chân qua đầu gối cũng có ảnh hưởng tới xương chậu cũng như hệ thống cơ.

Những chân vắt lên thường có cơ co ngắn hơn chân chống, điều này làm ảnh hưởng tới hệ thống xương khớp chân và có thể khiến người ngồi lệch khớp khi về già.

Trong mạch máu của cơ thể, có những van nhỏ để ngăn chặn máu đi sai vị trí.

Trong mạch máu của cơ thể, có những van nhỏ để ngăn chặn máu đi sai vị trí.

Khi bạn ngồi vắt chân, áp suất trong những mạch máu này tăng và có thể làm ảnh hưởng tới sự lưu thông máu, máu có thể chuyển đi nhưng chiều lưu thông ngược lại sẽ bị tắc nghẽn, làm ảnh hưởng tới mạch máu trong cơ thể.

Và cuối cùng, một số nghiên cứu cho thấy ngồi vắt chéo chân nhiều hơn 3 giờ mỗi ngày có thể khiến người ngồi bị gù, gặp những vấn đề liên quan tới đau cổ, đau cột sống hay đau phần hông, dưới lưng.

Tất nhiên, giống với nhiều thói quen khác, hậu quả của việc ngồi vắt chéo chân không xuất hiện trong một sớm một chiều, nó sẽ là quá trình tổng hợp của khoảng thời gian dài hoạt động, đừng để về già phải hối tiếc chỉ vì cách thức ngồi quen thuộc khi còn trẻ.

Theo CafeBiz/TTVN

Nguồn: giadinh.net.vn

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận